Tháo gỡ rào cản cho giai đoạn tiếp theo của cao tốc Bắc - Nam
Các dự án thành phần của Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 dự kiến sẽ được khởi công vào cuối tháng 12-2022.
Thời điểm khởi công đang cận kề, cùng với công tác lựa chọn nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, để dự án thực hiện thuận lợi, nhiều vấn đề khác cũng cần được quan tâm tháo gỡ, nhất là rút kinh nghiệm từ các dự án thành phần đang triển khai.
Giải bài toán thiếu hụt vật liệu
Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông thời gian qua chính là nguồn vật liệu phục vụ thi công. Tại các dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020, đất đắp khan hiếm đã tác động không nhỏ đến hoạt động trên công trường. Việc thiết hụt này có nguyên nhân do quy định về thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu, quy hoạch bãi đổ thải vẫn còn chồng chéo, không đáp ứng kịp khi các dự án đồng loạt triển khai, nhu cầu tăng cao. Khan hiếm vật liệu cũng là yếu tố đẩy giá cả lên cao. Bên cạnh đó, việc công bố giá vật liệu, giá nhân công của các địa phương ban hành không kịp thời và chỉ phù hợp cho các dự án xây dựng hạ tầng giao thông quy mô nhỏ, khối lượng ít. Trong khi đường cao tốc là công trình cấp đặc biệt, có yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp, thi công trong thời gian ngắn.
Cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ là một trong các dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020. Mặc dù được khởi công từ tháng 1-2021 nhưng hơn một năm sau, nhà thầu vẫn chưa nhận đủ mặt bằng để triển khai thi công đồng loạt. Bên cạnh đó, mỏ vật liệu, đường vận chuyển vật liệu... theo tính toán ban đầu chưa phù hợp, chưa sát thực tế và không đáp ứng được nhu cầu thi công.
Thi công dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trước nhiều khó khăn đặt ra do biến động giá vật liệu, Hiệp hội các nhà thầu thi công cao tốc Bắc-Nam đã có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng có các giải pháp kịp thời để bình ổn giá, cho phép chủ đầu tư và nhà thầu phối hợp cùng các đơn vị tư vấn để xây dựng chỉ số giá riêng cho những dự án đặc thù như cao tốc Bắc-Nam. Bên cạnh đó, cần có cơ chế rút ngắn thời gian cấp phép khai thác mỏ vật liệu đất đắp. Đối với các dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, các gói thầu xây lắp vẫn áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Trường hợp biến động giá vật liệu, việc bù giá sẽ thực hiện dựa trên chỉ số giá do địa phương công bố. Tuy nhiên, từ quá trình triển khai dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 cho thấy, công tác ban hành chỉ số giá của các địa phương chậm, không sát với thực tế, dẫn tới không đủ chi phí bù đắp cho trượt giá.
Để chuẩn bị nguồn vật liệu đất đắp cho dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, đại diện Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải-GTVT) cho biết, khác với giai đoạn trước, tại các dự án chuẩn bị triển khai, đơn vị tư vấn, ban quản lý dự án đã thỏa thuận, đăng ký với địa phương các vị trí nguồn mỏ vật liệu đất cụ thể. Các mỏ đều được khảo sát ở gần khu vực dự án, tối ưu về cự ly. Trường hợp quá trình khai thác mỏ đất không đạt được chất lượng hoặc trữ lượng để phục vụ thi công, ban quản lý dự án sẽ xem xét, điều chỉnh đơn giá, chi phí cho nhà thầu.
Nâng cao năng lực quản lý dự án, chất lượng nhà thầu
Những ngày gần đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng và lãnh đạo Bộ GTVT tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra hiện trường, làm việc với các địa phương, các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ giải ngân một số dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và chuẩn bị cho giai đoạn 2021-2025. Trong đó, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các ban quản lý dự án kiên quyết loại bỏ nhà thầu yếu kém ra khỏi dự án. Một số ý kiến chuyên gia đề nghị Bộ GTVT tiếp tục đánh giá chất lượng các nhà thầu đã và đang thi công dự án cao tốc Bắc-Nam, loại bỏ đơn vị không đáp ứng chất lượng, tiến độ công trình, ưu tiên lựa chọn các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, đã hoàn thành các công trình cao tốc có quy mô tương tự. Song song với đó cũng cần "chấm điểm" năng lực của ban quản lý dự án.
Các tuyến cao tốc có đặc thù là tính chất phức tạp, đi qua các điều kiện địa hình khó khăn, công tác thiết kế, thẩm tra, thẩm định lại thực hiện trong thời gian ngắn nên cần có chế tài ràng buộc với các tập thể, cá nhân liên quan. Đặc biệt là các đơn vị thẩm định, thẩm tra, tư vấn nếu để xảy ra tình trạng xác định mỏ vật liệu, bãi thải, các mặt bằng phụ trợ... không bảo đảm cho công tác thi công. Giá dự toán cần phải được tính đúng, tính đủ trên cơ sở việc công bố giá. Đồng thời, chỉ số giá xây dựng của địa phương cũng cần được cập nhật chính xác, bám sát thực tiễn.
Tiến độ của các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc-Nam đang đòi hỏi rất khẩn trương, cùng với các cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện, các bộ, ngành, địa phương cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc xử lý dứt điểm các khó khăn, tồn tại, giúp dự án về đích đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu đề ra.
MẠNH HƯNG
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).