• Click để copy

Thảo luận về đề xuất gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga có thể sẽ dài

Theo Hãng tin Reuters, ngày 8-5, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất gói trừng phạt mới nhằm vào Nga. Nếu được thông qua, đây sẽ là gói trừng phạt thứ 11 mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với Nga kể từ khi xung đột Nga- Ukraine nổ ra vào tháng 2-2022.

Đề xuất này được đưa ra nhằm ngăn chặn việc lách các lệnh trừng phạt của Nga thông qua các nước thứ 3. Việc trốn tránh lệnh trừng phạt được Brussels coi là lý do chính khiến các gói trước đó không đáp ứng được kỳ vọng. Theo đó, khối này dự kiến sẽ đưa ra một cơ chế mới nhằm cắt giảm xuất khẩu sang các nước thứ 3. 

Dựa trên phân tích các dữ liệu xuất khẩu của Đức kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) cho biết, một số hoạt động thương mại bị cấm của EU đang chảy vào Nga qua Caucasus và Trung Á.  

EU đề xuất gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga. Ảnh: Reuters 

EU đề xuất gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga. Ảnh: Reuters 

Theo EBRD, xuất khẩu trực tiếp các nhóm sản phẩm chịu một phần hoặc toàn bộ lệnh trừng phạt cũng như hàng hóa tương tự với các sản phẩm bị trừng phạt từ EU sang Nga giảm mạnh sau khi áp dụng các lệnh trừng phạt vào tháng 3-2022. Đồng thời, xuất khẩu các sản phẩm này của EU sang Armenia, Kazakhstan và Cộng hòa Kyrgyzstan tăng lên.

Để chính thức có hiệu lực, gói trừng phạt mới cần được tất cả 27 quốc gia thành viên EU phê chuẩn. Reuters dẫn một số nguồn tin ngoại giao cho biết, cuộc thảo luận đầu tiên liên quan đến đề xuất này sẽ diễn ra vào thứ 4.

Một số nguồn tin cho rằng các cuộc thảo luận giữa các nước thành viên có thể kéo dài và căng thẳng vì đề xuất này có nguy cơ làm đảo lộn các mối quan hệ kinh tế và chính trị.

Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết, sẽ khó để có một quyết định vào thứ 4 này hoặc tuần tới. Các quốc gia thành viên sẽ có nhiều ý kiến về việc liệu đây có phải là một con đường tốt hay không và nó sẽ thực sự ảnh hưởng đến họ như thế nào.

Đề xuất cho thấy sự sẵn sàng ngày càng tăng của EU nhằm vào các nước thứ ba và các thực thể nước ngoài bằng các biện pháp trừng phạt của mình.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, EU đã triển khai 10 vòng trừng phạt Nga, bao gồm các hạn chế về tài chính, thương mại cũng như các biện pháp trừng phạt cá nhân. Trong đó có các biện pháp nhằm vào một số hoạt động xuất khẩu quan trọng của Nga như xuất khẩu dầu mỏ. Các quan chức ngoại giao EU trước đó cũng thừa nhận hiện không còn nhiều lĩnh vực để tiếp tục đưa ra các vòng trừng phạt.

TRẦN HOÀI (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Tĩnh triệt phá đường dây vận chuyển ma túy rất lớn từ Lào về Việt Nam
Hà Tĩnh triệt phá đường dây vận chuyển ma túy rất lớn từ Lào về Việt Nam

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh vừa chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an địa bàn bắt giữ 02 đối tượng vận chuyển trái phép 45 kg ma túy các loại qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Phát huy lực lượng tại chỗ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử
Phát huy lực lượng tại chỗ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử

Đến sáng ngày 23-7, lũ lụt trên các xã vùng cao tỉnh Nghệ An vẫn diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng hơn các tuyến đường giao thông kết nối với các xã ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chính quyền địa phương đang phát huy tối đa lực lượng tại chỗ để ứng phó với các tình huống, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga - Ukraine bị phủ bóng
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga - Ukraine bị phủ bóng

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại với nhiều diễn biến giằng co dai dẳng, những tin tức về vòng đàm phán tiếp theo tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa hai bên đang bị phủ bóng bởi nỗ lực gia tăng cung cấp vũ khí cho Ukraine của Mỹ và các nước châu Âu.

Thuế quan của Mỹ: Nhà Trắng công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng với Indonesia
Thuế quan của Mỹ: Nhà Trắng công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng với Indonesia

Rạng sáng 23-7 theo giờ Việt Nam, Nhà Trắng đã công bố Tuyên bố chung về Hiệp định Thương mại đối ứng giữa Mỹ và Indonesia nhằm tăng cường quan hệ kinh tế song phương, qua đó tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu của cả hai nước tiếp cận thị trường nhau ở mức độ chưa từng có. Hiệp định Thương mại đối ứng sẽ kế thừa mối quan hệ kinh tế lâu dài song phương, trong đó có Hiệp định khung về thương mại và đầu tư Mỹ - Indonesia, ký kết ngày 16-7-1996.

Mỹ đồng ý giảm nhẹ thuế quan với Philippines
Mỹ đồng ý giảm nhẹ thuế quan với Philippines

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22-7 đã đồng ý giảm nhẹ mức thuế quan với Philippines, từ 20% xuống còn 19%, sau cuộc gặp mà ông gọi là thành công với người đồng cấp Ferdinand Marcos Jr..

Quân sự thế giới hôm nay (23-7): Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM
Quân sự thế giới hôm nay (23-7): Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM

Quân sự thế giới hôm nay (23-7) gồm các nội dung: Ấn Độ thử nghiệm tên lửa hành trình siêu vượt âm ET-LDHCM; Mỹ điều UAV MQ-9A Reaper tới Hàn Quốc; Nhật Bản giới thiệu tàu hộ vệ tên lửa lớp Mogami nâng cấp cho Australia.