Thể dục dụng cụ Việt Nam “săn vé” Olympic 2024
Trong 3 kỳ Olympic gần nhất, thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam đều có vận động viên (VĐV) giành suất tham dự chính thức. Bởi vậy, bên cạnh quyết tâm thi đấu tốt tại SEA Games 32 và Đại hội Thể thao châu Á 2022 (ASIAD 19), nhiệm vụ trọng tâm của TDDC Việt Nam trong năm 2023 là giành vé dự Olympic Paris 2024.
Đánh giá về cơ hội tham dự Thế vận hội, huấn luyện viên (HLV) đội tuyển TDDC nam Việt Nam Trương Minh Sang cho biết: “Nếu như ở nhiều môn, ASIAD được xác định là một trong những vòng loại Olympic thì với TDDC quy định này không được áp dụng. Muốn dự Thế vận hội, VĐV TDDC cần tích điểm thông qua thi đấu nhiều giải quốc tế. Chúng tôi đã lỡ hai giải đấu quan trọng trước đó là vòng loại Olympic tại Anh và Pháp diễn ra năm 2022 vì vấn đề visa”.
![]() |
Vận động viên Đặng Ngọc Xuân Thiện là tài năng triển vọng của thể dục dụng cụ Việt Nam. Ảnh: VIỆT LINH |
Trong năm 2023 sẽ có 4 cúp TDDC thế giới, đồng thời là vòng loại Olympic 2024. Ngoài ra, vào cuối tháng 5 tới sẽ có giải vô địch châu Á và vòng loại Olympic tại Hàn Quốc. Vào tháng 10, giải vô địch thế giới tổ chức tại Bỉ sẽ xác định những VĐV chính thức giành vé đến Paris. Để chuẩn bị cho mục tiêu Olympic, đội tuyển TDDC Việt Nam trước đó đã cử 3 VĐV trẻ là Trịnh Hải Khang, Đặng Ngọc Xuân Thiện và Nguyễn Văn Khánh Phong tham dự Cúp TDDC thế giới 2023 ở Qatar. Dù chỉ có Trịnh Hải Khang lọt vào chung kết một nội dung đơn môn (nhảy chống) và xếp hạng 7 chung cuộc, nhưng các VĐV trẻ đã thu về những kinh nghiệm quý giá. Chưa hết, 3 VĐV kể trên dự kiến sẽ tiếp tục tham dự Cúp TDDC thế giới 2023 ở Ai Cập trong tháng 4 và tham gia tập huấn tại Trung Quốc.
Tại sao là những VĐV trẻ chứ không phải các gương mặt quen thuộc như Đinh Phương Thành, Lê Thanh Tùng được chọn cho mục tiêu Olympic 2024? Mang thắc mắc này hỏi HLV Trương Minh Sang, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Đinh Phương Thành và Lê Thanh Tùng đã lớn tuổi, được tập trung đầu tư cho SEA Games 32. Trong khi đó, Trịnh Hải Khang, Đặng Ngọc Xuân Thiện, Nguyễn Văn Khánh Phong tuy trẻ nhưng đã sớm thể hiện tài năng và được kỳ vọng sẽ giành vé dự Olympic 2024”. Liên quan đến SEA Games 32, HLV Trương Minh Sang cho biết thêm: "Chủ nhà Campuchia chỉ tổ chức nội dung TDDC của nam, tương ứng với 8 nội dung thi đấu. Dù giành 4 HCV nam tại SEA Games 31, song chúng tôi đặt mục tiêu giành từ 2 đến 3 HCV tại đại hội năm nay".
Hành trình "săn vé" dự Olympic rất khó khăn nên ngoài ngân sách nhà nước dành cho mỗi bộ môn, liên đoàn được khuyến khích tìm hướng kêu gọi kinh phí từ xã hội. Một tin vui đến với TDDC Việt Nam nói riêng và môn thể dục nói chung là mới đây Liên đoàn Thể dục Việt Nam ký hợp tác với Công ty Cổ phần Giải pháp truyền hình thế hệ mới-Next Media. Hợp đồng giữa đôi bên kéo dài đến hết tháng 3-2027 với mục tiêu phát triển hình ảnh của thể dục Việt Nam (TDDC, thể dục nghệ thuật, khiêu vũ thể thao, aerobic), qua đó thu hút nguồn lực từ xã hội. Tin rằng, đội tuyển TDDC Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác này nhằm kêu gọi tài trợ để hướng tới những mục tiêu quan trọng, mà đích đến trước mắt là tấm vé dự Olympic 2024.
HOÀI PHƯƠNG
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).