• Click để copy

Thêm 02 sản phẩm nông sản vừa được Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu vào thị trường nước này

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoai lang và tổ yến là sản phẩm nông sản thứ 12, 13 xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc sau 11 loại quả gồm: Thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải và sầu riêng.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện số TCOCD1904 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về nhập khẩu tổ yến và khoai lang từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Hiện nay, Nghị định thư đang được gửi chuyển phát nhanh về Việt Nam để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký và chuyển lại cho phía Trung Quốc 1 bản.

Trước đó, Trung Quốc đã chính thức cho phép xuất khẩu chính thức sầu riêng và thí điểm xuất khẩu đối với quả chanh leo sang thị trường nước này.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi, qua đó tạo điều kiện để xuất khẩu chuối tươi Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Khoai lang, tổ yến Việt Nam sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung QuốcKhoai lang, tổ yến Việt Nam sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT, khoai lang và tổ yến sẽ là sản phẩm nông sản thứ 12, 13 xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc sau 11 loại quả gồm: thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải và sầu riêng.

Đối với quả chanh leo, phía Trung Quốc đã đồng ý cho xuất khẩu thử nghiệm và chỉ đi qua cửa khẩu Quảng Tây của Trung Quốc. Sau khoai lang và tổ yến, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục các thủ tục để xuất khẩu quả bưởi và quả dừa tươi vào thị trường Trung Quốc.

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, cũng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành yến của Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và có tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cả nước có 22.087 nhà nuôi chim yến. Sản lượng yến của Việt Nam hiện đạt trên dưới 120 tấn, giá trị tương đương 450 triệu đô la Mỹ.

Khảo sát nhu cầu của một doanh nghiệp ở Phúc Kiến (Trung Quốc) cho thấy, sản lượng yến của Việt Nam có thể xuất khẩu chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của thị trường. Vì vậy, khi Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc được ký kết, cơ hội cho ngành hàng này ngày càng rộng mở.

Với sản phẩm khoai lang, đây là một trong những loại cây trồng tập trung nhiều nhất tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nhiều năm liền, địa phương này có diện tích trồng khoai lang tím Nhật lớn nhất cả nước, ổn định ở mức trên 13.000 ha.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, đơn vị đã làm hồ sơ cho 22 mã số vùng trồng với diện tích hơn 500 ha cho cây khoai lang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, 09 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu khoai lang Việt Nam khoảng 39 triệu đô la Mỹ. Trong đó, khoai lang thô đạt trên 15,3 triệu đô la, khoai lang chế biến đạt khoảng 23,1 triệu đô la, còn lại là lá khoai lang.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.