Thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào cuối năm 2023
Đó là những nhận định của các chuyên gia với thị trường bất động sản Việt Nam trong năm nay. Theo đó, lãi suất sẽ không còn tăng, kỳ vọng những vụ việc vi phạm trong lĩnh vực bất động sản sẽ sớm được giải quyết, vấn đề liên quan đến pháp lý sẽ được giải tỏa và kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ phục hồi tốt hơn vào năm 2024.
Năm 2022 được đánh giá là một năm khá ảm đạm của thị trường bất động sản khi một số doanh nghiệp bất động sản rơi vào cảnh bị siết dòng vốn. Thậm chí, một số doanh nghiệp, tổ chức còn không có vốn để triển khai các dự án đang vào giai đoạn hoàn thiện, bàn giao cho khách hàng.
Giữa bối cảnh này, tháng Hai, Hội nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản do Thủ tướng Chính phủ chủ trì đã diễn ra. Sau đó, nhiều chính sách nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản và doanh nghiệp liên tục được ban hành. Ngày 05/03, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Ngày 11/03, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thị trường bất động sản được dự đoán sẽ phục hồi vào cuối năm 2023.
Nhiều tín hiệu khởi sắc
Mới đây, Tiến sỹ Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đã khẳng định thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào cuối năm 2023.
Theo vị chuyên gia này, có 04 tín hiệu rõ ràng để nhận định thị trường bất động sản năm 2023 sẽ tràn ngập khởi sắc.
Thứ nhất, lãi suất sẽ không tiếp tục tăng. Dù cho các Ngân hàng Trung ương trên thế giới sẽ vẫn còn tăng lãi suất đến hết quý II/2023, nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng, các ngân hàng sẵn sàng hạ lãi suất. Nhiều báo cáo chỉ ra, thị trường bắt đầu giảm lãi suất 0,5-1,5% kể từ tháng 12 đến nay.
Thứ hai, kỳ vọng những vụ việc vi phạm trong lĩnh vực bất động sản thời gian vừa qua sẽ sớm được giải quyết.
Thứ ba, vấn đề liên quan đến pháp lý sẽ được giải tỏa như những nội dung sửa đổi luật sẽ rõ ràng khi được Quốc hội thông qua vào tháng 10.
Thứ tư, kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào năm 2024. Ông Cấn Văn Lực nhận định, kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng khoảng 2%, năm 2024 sẽ tới 3%. Riêng Việt Nam, trong năm nay sẽ tăng trưởng khoảng 6-7% và kỳ vọng cao hơn vào năm sau. "Thế giới tốt hơn, mình tốt hơn. Tại sao các anh chị không đoán trước một quý để mình xuống tiền", ông Lực đánh giá.
Những kỳ vọng khác
Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng từng nêu ra một số tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản tại một hội thảo vào cuối tháng Hai. Theo đó, với tổng vốn đầu tư công hơn 700.000 tỷ đồng, nếu thực hiện được như kế hoạch của Thủ tướng đặt ra là 95% thì đây là điều chưa từng có trong lịch sử đầu tư công.
Vị chuyên gia này nói thêm, việc đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất tại các địa phương, các dự án cao tốc, các trung tâm logistics lớn chắc chắn tác động tích cực đến bất động sản.
Một số tỉnh sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù ví dụ như cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh hy vọng được Quốc hội thông qua vào tháng Năm, từ đó các vấn đề về đô thị hóa, hạ tầng, khu công nghiệp sẽ bắt đầu được triển khai.
Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI cam kết sẽ được giải ngân trong năm 2023. Báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, khoảng 40 tỷ USD sẽ được giải ngân trong năm nay. “Đây là nguồn lực tích cực”, ông Thành nhận định.
Mặt khác, ngành du lịch ngập tràn những dấu hiệu tích cực. Năm ngoái, ngành du lịch có 102 triệu khách nội địa nên trong năm nay, Chính phủ kỳ vọng thu hút con số tương tự. Thế nhưng, do ảnh hưởng trước dịch Covid-19, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được kỳ vọng.
Hồng Nhung (t/h)
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.