• Click để copy

Thổ Nhĩ Kỳ “bật đèn xanh” để Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển lên Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ để thông qua. Đây được coi là bước tiến lớn trong nỗ lực gia nhập liên minh quân sự này của quốc gia Bắc Âu.

Theo Reuters, phát biểu trước các phóng viên tại cuộc họp báo ngày 10-7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo việc Tổng thống Erdogan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ; đồng thời ca ngợi đây là “bước đi lịch sử”, giúp các đồng minh NATO mạnh mẽ và an toàn hơn.

Thông báo của ông Stoltenberg được đưa ra sau cuộc hội đàm 3 bên với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius (Litva) diễn ra từ ngày 11 đến 12-7. Thủ tướng Thụy Điển Kristersson nhận định “đây là ngày tốt lành với Thụy Điển”, đồng thời thể hiện “bước tiến lớn” hướng tới việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO của quốc gia này.

  Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên trái) bắt tay Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trước sự chứng kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước cuộc hội đàm. Ảnh: AFP

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên trái) bắt tay Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trước sự chứng kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước cuộc hội đàm. Ảnh: AFP

Theo tuyên bố chung sau cuộc hội đàm, Thụy Điển tái khẳng định không hỗ trợ các nhóm ủng hộ Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và tích cực hỗ trợ nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng EU nên mở đường cho Ankara gia nhập khối trước khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Năm 2005, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành ứng viên chính thức gia nhập EU. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về vấn đề này bị đình trệ vì nhiều lý do.

Từ trái sang: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên trái), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson chụp ảnh chung tại Vilnius (Litva). Ảnh: rudaw.net  

Từ trái sang: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên trái), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson chụp ảnh chung tại Vilnius (Litva). Ảnh: rudaw.net

Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO, từ bỏ các chính sách không liên kết quân sự kéo dài hàng thập kỷ hồi tháng 5-2022 sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra. Theo quy định, việc kết nạp thành viên mới yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên NATO. Trong khi Phần Lan đã trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào tháng 4 năm nay, Thụy Điển vẫn đang chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chấp thuận. Trong đó, Ankara được coi là trở ngại lớn trên con đường gia nhập NATO của Stockholm. Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Thụy Điển không hành động đủ quyết liệt để chống lại các đối tượng mà Ankara coi là những kẻ khủng bố, chủ yếu là các thành viên của PKK.

Thụy Điển có lực lượng không quân mạnh và hạm đội tàu ngầm phù hợp với điều kiện Biển Baltic. Theo Reuters, điều này giúp tăng cường sức mạnh quân sự của NATO. Các quyết định của NATO được đưa ra dựa trên sự đồng thuận của các thành viên. Do đó, việc Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chưa chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập khiến mục tiêu mở rộng của NATO bị cản trở. Tổng thư ký NATO Stoltenberg đã nỗ lực đẩy nhanh tiến trình Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này bằng cách thuyết phục Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chấm dứt sự phản đối Stockholm.

Theo AFP, hoan nghênh quyết định của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định: “Tôi sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Erdogan và Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương. Tôi mong được chào đón Thủ tướng Thụy Điển Kristersson và Thụy Điển với tư cách là đồng minh NATO thứ 32 của chúng tôi”. Trong khi đó, trên Twitter, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen viết: “Bước đi lịch sử ở Vilnius. Tôi hoan nghênh bước đi quan trọng mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ thực hiện để phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO”. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng bày tỏ hoan nghênh quyết định “bật đèn xanh” cho Thụy Điển gia nhập NATO của Thổ Nhĩ Kỳ. “Con đường để Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển cuối cùng cũng rõ ràng”, bà Baerbock cho biết.

Hãng tin CNN nhận định, việc ông Erdogan từ bỏ cản trở Thụy Điển đánh dấu bước tiến quan trọng, nhưng không có nghĩa là quốc gia Bắc Âu này sẽ ngay lập tức trở thành thành viên tiếp theo của NATO. Tổng thư ký NATO Stoltenberg không đưa ra mốc thời gian cụ thể mà ông Erdogan sẽ chuyển đơn xin gia nhập của Thụy Điển tới Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ để bỏ phiếu thông qua. Trong khi đó, Quốc hội Hungary cũng chưa bỏ phiếu chấp thuận tư cách thành viên NATO của Thụy Điển.

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”

Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: