• Click để copy

Thổ Nhĩ Kỳ mở “cánh cửa” cho Thụy Điển vào NATO

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu phê chuẩn đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển. Sau quyết định này, “cánh cửa” vào NATO đã rộng mở với quốc gia Bắc Âu.

Theo Reuters, ngày 23-1, với 287 phiếu ủng hộ và 55 phiếu chống, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Động thái này đưa quốc gia Bắc Âu tiến một bước gần hơn đến việc gia nhập liên minh quân sự sau nhiều tháng trì hoãn.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến sẽ ký văn bản phê chuẩn trong vài ngày tới, qua đó hoàn tất quá trình phê duyệt của Ankara đối với Stockholm. Ông Fuat Oktay, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: “Chúng tôi ủng hộ việc mở rộng NATO nhằm cải thiện nỗ lực răn đe của liên minh”.

<a title=
 Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ họp về việc bỏ phiếu thông qua đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. Ảnh: CNN

Đây được coi là tin mừng đối với Thụy Điển sau nhiều tháng chờ đợi cái gật đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson bày tỏ sự vui mừng trước động thái ủng hộ của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trên mạng xã hội X, ông Kristersson nhấn mạnh: “Chúng tôi đã tiến gần thêm một bước đến mục tiêu trở thành thành viên của NATO”. Về phần mình, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết: “Chúng tôi mong đợi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sớm ký phê chuẩn. Thụy Điển sẽ là một thành viên NATO đáng tin cậy, đoàn kết và tận tâm”.

Với việc gia nhập NATO, Thụy Điển kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính sách không liên kết về quân sự. Đối với NATO, việc Thụy Điển trở thành thành viên sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ của liên minh quân sự này. 

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh động thái của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh: “Tư cách thành viên của Thụy Điển giúp NATO mạnh mẽ hơn và tất cả chúng ta an toàn hơn”. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho rằng Thụy Điển là một đối tác mạnh mẽ, có năng lực và tư cách thành viên NATO của nước này sẽ giúp liên minh an toàn và mạnh mẽ hơn. Theo ông Sullivan, tư cách thành viên NATO của Thụy Điển là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát, Thụy Điển và Phần Lan đều muốn trở thành một phần của NATO do các lo ngại liên quan tới vấn đề an ninh. Cũng giống như Phần Lan, Thụy Điển cho rằng việc gia nhập NATO sẽ là cách tốt nhất cho an ninh quốc gia của nước này. Trước đó, hai quốc gia Bắc Âu tham gia một số hoạt động của liên minh nhưng không có ý định gia nhập.

Theo quy định, đơn xin gia nhập NATO cần có sự đồng thuận của tất cả quốc gia thành viên. Khi Thụy Điển và Phần Lan đề nghị gia nhập NATO vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối với lý do hai quốc gia này chứa chấp những tổ chức mà Ankara coi là khủng bố.

Tuy nhiên, Phần Lan đã nhanh chóng đạt được tư cách thành viên hồi tháng 4-2023, còn Thụy Điển vẫn phải chờ đợi do Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ không tán thành. Vào thời điểm đó, nguyên nhân mà Ankara đưa ra là Thụy Điển chưa đủ tích cực để đối phó với các tổ chức được nước này cho là khủng bố. Hồi tháng 10-2023, sau những nỗ lực của Stockholm, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đệ trình đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên Quốc hội nước này để xem xét thông qua. 

Sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, chỉ còn Hungary là thành viên duy nhất của liên minh chưa phê chuẩn. Tổng thư ký NATO Stoltenberg hy vọng Hungary sẽ hoàn thành việc phê chuẩn đơn xin gia nhập của Thụy Điển càng sớm càng tốt. Trong diễn biến mới nhất, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán thông báo đã mời người đồng cấp Thụy Điển tới nước này để đàm phán về việc gia nhập NATO. Như vậy, Thụy Điển chỉ cần thuyết phục được Hungary để hoàn thành mục tiêu của mình. 

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.