• Click để copy

Thỏa thuận hạt nhân Iran khó có hy vọng hồi sinh

Trong bối cảnh đàm phán về khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran có tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) lâm vào bế tắc, Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận thỏa thuận này “đã chết” trong một video được công bố ngày 20-12...

Independent ngày 21-12 cho biết, đoạn video được quay trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới California cho thấy, ông nhận được câu hỏi từ một phụ nữ về thỏa thuận JCPOA được ký kết giữa Iran và phương Tây vào năm 2015. Trong đoạn video, người phụ nữ được cho là đeo một dải ruy băng có màu cờ của Iran trên tóc, khi Tổng thống Joe Biden đi ngang qua và bắt tay cô, cô đã hỏi ông Joe Biden rằng, liệu “ông có thể thông báo rằng JCPOA đã chết không?”. Khi đó, ông Joe Biden đã trả lời “không” vì “có nhiều lý do”. Nhưng nhà lãnh đạo Mỹ cũng nói thêm rằng: “Nó đã chết, nhưng chúng tôi sẽ không công bố như vậy. Đó là một câu chuyện dài”. 

Thỏa thuận hạt nhân Iran khó có hy vọng hồi sinh

 Một cuộc họp của HĐBA LHQ. (Ảnh minh họa) Ảnh: AP

Điều đáng chú ý là Nhà Trắng không phủ nhận những tuyên bố trong đoạn video nói trên. Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên: “Những bình luận của Tổng thống phù hợp với mọi điều chúng tôi đã nói về JCPOA. Hiện tại không có tiến triển nào đối với thỏa thuận Iran. Chúng tôi cũng không dự đoán (các bên) sẽ có tiến triển trong tương lai gần”.

Theo AFP, bình luận của Tổng thống Joe Biden được đưa ra trong bối cảnh Iran kiên quyết không nhượng bộ trước áp lực yêu cầu nước này chấp thuận các điều khoản cuối cùng của thỏa thuận khôi phục JCPOA-thỏa thuận vốn bị cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ vào năm 2018.

Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận diễn ra gần đây nhất ở Vienna kể từ tháng 4-2021. Cho đến đầu năm nay, có những thông tin nói rằng Iran và Washington dường như sắp đạt được một thỏa thuận, nhưng trên thực tế chưa có bất kỳ tiến triển nào được công bố. Theo AP, tại cuộc họp gây tranh cãi của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ mới đây về nghị quyết ủng hộ thỏa thuận JCPOA, Mỹ và Iran đổ lỗi cho nhau đã làm đình trệ các cuộc đàm phán về việc Mỹ tái tham gia thỏa thuận này. Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani khẳng định đoàn đàm phán Iran đã thể hiện “sự linh hoạt tối đa” trong nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận và thậm chí đưa ra một “giải pháp sáng tạo cho các vấn đề tồn tại để phá vỡ thế bế tắc”. Tuy nhiên, “cách tiếp cận cứng nhắc và phi thực tế” của Mỹ đã dẫn đến sự đình trệ của các cuộc đàm phán về thỏa thuận JCPOA. 

Nhà ngoại giao Iran nhấn mạnh: “Cần thấy rõ là, việc gây sức ép, đe dọa và đối đầu không phải là giải pháp và sẽ chẳng đi đến đâu. Iran sẵn sàng nối lại đàm phán và thu xếp một cuộc họp cấp bộ trưởng càng sớm càng tốt để tuyên bố khôi phục JCPOA. Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu Mỹ thể hiện ý chí chính trị thực sự... Hiện bóng đang ở trong chân Mỹ. Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể, giờ hành động tiếp theo phụ thuộc vào Mỹ”.

Nhưng trước đó, Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood cho biết “cánh cửa đàm phán vẫn để ngỏ” để Mỹ và Iran cùng quay trở lại thực thi đầy đủ JCPOA. Tuy nhiên, ông nói thêm: “Các hành động và lập trường của chính Iran đã dẫn đến kết cục như hiện nay”. Ông Wood cho biết hồi tháng 9 vừa qua, một thỏa thuận mà tất cả các bên khác đều nhất trí đã ở “trong tầm tay” và “ngay cả Iran cũng sẵn sàng đồng ý”, nhưng “đến phút cuối cùng, Iran lại đưa ra những yêu cầu mới không liên quan JCPOA mặc dù biết rằng chúng không thể được đáp ứng”. 

Theo nhà ngoại giao Mỹ, hành vi của Iran kể từ tháng 9, nhất là việc từ chối hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cũng như việc mở rộng chương trình hạt nhân “không vì mục đích dân sự hợp pháp” đã củng cố hoài nghi của Mỹ “về thiện chí của Iran cũng như khả năng đạt được một thỏa thuận”. Đó là lý do tại sao không có cuộc đàm phán tích cực nào kể từ thời điểm đó.

Tại cuối cuộc họp nói trên của HĐBA LHQ, Phó Đại sứ Mỹ đã yêu cầu các bên bác bỏ tuyên bố của Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani, đồng thời nói rằng lý do khiến Mỹ không quay trở lại JCPOA là vì các yêu cầu “lạc đề” của Iran cũng như việc Tehran từ chối mọi đề xuất thỏa hiệp. “Vì vậy, nói một cách đơn giản, quả bóng không ở trong chân của Mỹ mà ngược lại, nó đang ở trong chân Iran”.

Tình trạng “lời qua tiếng lại” kiểu này giữa Mỹ và Iran trong các cuộc đàm phán hạt nhân kéo dài không có gì mới mẻ, khiến mọi nỗ lực đều đi vào ngõ cụt. Nó cho thấy việc tuyên bố về số phận thỏa thuận JCPOA không còn quá quan trọng. Mà điều quan trọng là Mỹ và Iran cần phải đưa ra những tuyên bố thiện chí hơn kèm những bước đi và hành động cụ thể để hồi sinh thỏa thuận. Bởi nếu không, thỏa thuận JCPOA tự nó đã trở thành một thỏa thuận không còn sức sống như suốt mấy năm vừa qua. 

XUÂN PHONG

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.