• Click để copy

Thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu cần nhanh gọn nhưng phải đảm bảo quy định của pháp luật

Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg, với quy định giao cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu, có thể coi là một bước đột phá quan trọng trong cải cách kiểm tra chuyên ngành. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang gấp rút cụ thể hóa chủ trương này.

Rà soát để phát hiện bất cập, chồng chéo

Để thông quan hàng hóa, ngoài thủ tục hải quan, doanh nghiệp còn phải làm thủ tục với các bên liên quan như: Doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, hãng tàu. Đặc biệt là câu chuyện nhiều mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phải chịu nhiều đầu mối quản lý của bộ, ngành khiến kéo dài thời gian, chi phí thực hiện và tuân thủ.

Thời gian qua, với vai trò đầu mối Cơ quan thường trực Ủy ban 1899 (Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Một cửa ASEAN, Một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại), cơ quan hải quan đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành trong việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật để phát hiện những bất cập, chồng chéo, vướng mắc. Trên cơ sở kiến nghị cộng đồng doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã kiến nghị các bộ, ngành trong việc sửa đổi, bổ sung và đưa ra các thủ tục hành chính đơn giản.

Cơ quan hải quan đang phối hợp với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện trình Chính phủ sớm ký ban hành nghị định. Ảnh: ĐNCơ quan hải quan đang phối hợp với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện trình Chính phủ sớm ký ban hành nghị định. Ảnh: ĐN.

Ngoài ra, thực hiện Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 38), phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra Nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà Nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Dự thảo nghị định này đã nhận được sự đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội và kỳ vọng sau khi ban hành sẽ góp phần đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, qua đó rút ngắn thời gian, chi phí làm thủ tục cho doanh nghiệp.

Theo ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, với Quyết định 38, ngành Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành rà soát để sửa đổi các văn bản là luật, nghị định, để đảm bảo thủ tục kiểm tra chuyên ngành được đơn giản, nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian; một mặt giúp cơ quan quản lý có đầy đủ các thông tin để phục vụ quản lý; chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện trình Chính phủ sớm ký ban hành nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, ông Âu Anh Tuấn cho biết.

Hướng tới số hoá thủ tục

Khi nghị định ban hành, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia, để cho phép tất cả các thủ tục, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện toàn bộ trên cổng.

Mặc dù, hiện nay các doanh nghiệp đã thực hiện một số thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trên cổng dịch vụ công của các bộ, ngành cũng như trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tuy nhiên chưa hoàn toàn điện tử, chưa hướng tới mô hình số hóa đồng bộ với việc triển khai mô hình hải quan số, hải quan thông minh của ngành Hải quan. Do đó, đại diện cơ quan hải quan cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp để đảm bảo cho phép các doanh nghiệp, bộ ngành có thể thực hiện toàn bộ thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đây là giai đoạn đầu trong việc triển khai nhiệm vụ được giao trong Quyết định 38, trong đó giao cơ quan hải quan là đầu mối về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu. Trong giai đoạn sau khi triển khai mức độ rộng hơn, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành để triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được giao tại quyết định này.

Về lộ trình cụ thể, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với các bộ rà soát lại để đảm bảo các văn bản được sửa đổi, bổ sung phù hợp với nội dung nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định 38. Đồng thời, Tổng cục Hải quan phối hợp với các bộ, ngành trong việc soạn thảo, xây dựng, trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành các luật sửa nhiều luật để triển khai được nhiệm vụ.

Theo ông Âu Anh Tuấn, việc quản lý tới đây sẽ hướng theo mô hình (như tại Quyết định 38 giao) cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Bên cạnh đó, áp dụng đầy đủ các nguyên tắc cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đã được nêu trong quyết định như: áp dụng quản lý rủi ro; chuyển đổi phương thức kiểm tra từ chặt sang thông thường, giảm… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành với các cơ quan liên quan, cơ quan hải quan cũng giảm thời gian thông quan, hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch. 

Theo TBTCVN

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone

Sáng 4-4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.

Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.

Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra

Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.