• Click để copy

Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Chiết Giang (Trung Quốc)

Để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và tỉnh Chiết Giang, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị tỉnh Chiết Giang chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy đặc biệt là kinh nghiệm các phương tiện sử dụng năng lượng xanh, phù hợp với nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Sáng 6/9, trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn đại biểu tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tới Việt Nam từ 5 đến 8/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có buổi làm việc với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc Cao Hưng Phu.

Trong buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh vai trò của hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc khi hai bên là đối tác thương mại hàng đầu của nhau.

Thứ trưởng cho rằng Trung Quốc là thị trường có nhu cầu cao và đa dạng về nhiều chủng loại hàng hóa, quy mô thị trường địa phương lớn, có những đặc điểm riêng. Vì vậy, Bộ Công Thương rất quan tâm khai thác ưu thế của từng địa phương.

Trong tổng thể hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc, Bộ Công Thương đánh giá cao vai trò của tỉnh Chiết Giang - địa phương cửa ngõ quan trọng ở khu vực phía Đông Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Chiết Giang với Việt Nam năm 2022 đạt 20,6 tỷ USD, đứng thứ 04 trong số các địa phương Trung Quốc có quan hệ thương mại với Việt Nam và chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó, Chiết Giang xuất khẩu sang Việt Nam 14,5 tỷ USD tăng 18%, nhập khẩu từ Việt Nam 6,1 tỷ USD tăng 14,2%.

Ngoài ra, Chiết Giang cũng là địa phương sản xuất và chế tạo hàng đầu của Trung Quốc với các ngành công nghiệp có thế mạnh như phụ tùng ô tô, xe máy, thiết bị dệt may, cao su, nhựa, hóa chất...

Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Chiết Giang (Trung Quốc)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có buổi làm việc với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc Cao Hưng Phu

Trong thời gian tới, để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và tỉnh Chiết Giang, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị tỉnh Chiết Giang chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy đặc biệt là kinh nghiệm các phương tiện sử dụng năng lượng xanh, phù hợp với nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Cùng đó, gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam để tối ưu hóa và nâng cao năng lực sản xuất ngành dệt may và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường sau thời gian dài bị tác động bởi dịch Covid-19.

Đặc biệt, Thứ trưởng đề nghị, tỉnh Chiết Giang tiếp tục phát huy vai trò cầu nối của Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc để hỗ trợ các hoạt động kết nối thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai bên.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc Cao Hưng Phu cho rằng dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, hợp tác kinh tế thương mại của hai bên đã phát triển nhanh chóng đặc biệt sau khi Việt Nam thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu, Chiết Giang năm 2018.

Về những nội dung do Thứ trưởng Bộ Công Thương đưa ra, ông Cao Hưng Phu cho rằng, về việc phát triển hệ thống phương tiện công cộng chạy bằng năng lượng sạch, Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ chi phí để hỗ trợ phát triển mạng lưới phương tiện chạy bằng điện tại các tỉnh thành và giới thiệu về Tập đoàn BYD- Tập đoàn sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc.

Đối với ngành dệt may của Chiết Giang hiện đang tập trung tại các thành phố Hàng Châu, Thiệu Hưng, Gia Hưng. Chiến lược phát triển của Chiết Giang là tập trung xây dựng lại các doanh nghiệp lớn, ứng dụng kỹ thuật mới đảm bảo tự động hóa và doanh nghiệp hoạt động 24/24 giờ, giảm lượng nhân công sử dụng.

Đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, ông Cao Hưng Phu cho rằng Việt Nam đang có những chính sách rất tốt hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và cũng chia sẻ thêm một số kinh nghiệm của Chiết Giang trong việc hỗ trợ doanh nghiệp như thành lập các Tổ công tác hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, xây dựng các công trình nhà ở, trường học bệnh viện để phục vụ cho chuyên gia và công nhân của các nhà máy.

Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Cao Hưng Phu đề nghị hai bên thành lập Cơ chế hỗ trợ hợp tác công nghiệp để giúp tạo kênh liên lạc nhanh và hiệu quả, trao đổi thông tin nhu cầu hợp tác thương mại, đầu tư cũng như giải quyết các vướng mắc trong quá trình hợp tác đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài, các quy định pháp luật liên quan và các biện pháp để tăng cường hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Chiết Giang.

Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương đã trao đổi với đoàn Chiết Giang về các nội dung phía Chiết Giang quan tâm. Đại diện của Vụ Thị trường châu Á- châu Phi đã chia sẻ về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nhấn mạnh Trung Quốc cũng là một nước rất thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và cho biết Việt Nam có 04 nhân tố tạo nên ưu thế trong thu hút đầu tư bao gồm: (i) duy trì môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định trong thời gian dài; (ii) không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ Trung ương đến địa phương; (iii) tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; (iv) xây dựng mạng lưới các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để kết nối thị trường Việt Nam với thị trường thế giới. Trong bối cảnh thế giới đang áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đối với các dự án đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đang tập trung ưu tiên cải thiện thể chế, nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đây là giải pháp then chốt để thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, đại diện của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Công nghiệp cũng chia sẻ thông tin về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 và cho biết đang xây dựng chiến lược liên quan đến ô tô nội địa, dệt may; đại diện của Cục Xúc tiến thương mại đề nghị lãnh đạo hai bên quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.