• Click để copy

Toàn cảnh biểu tình bạo loạn ở Pháp

Các cuộc biểu tình đã nổ ra và biến thành bạo loạn ở các thành phố trên khắp nước Pháp sau khi thiếu niên 17 tuổi gốc Algeria Nahel M. bị cảnh sát bắn chết ở Nanterre, Paris.

Các cuộc biểu tình đã kéo dài sang ngày thứ 5 và biến thành bạo loạn khi những người biểu tình đốt xe, lập rào chắn trên đường phố và bắn pháo hoa vào lực lượng cảnh sát trong khi cảnh sát đáp trả người biểu tình bằng đạn hơi cay. Chính phủ Pháp đã phải triển khai 45.000 cảnh sát cùng xe thiết giáp trên toàn quốc trong một nỗ lực dập tắt bạo loạn.

Lý do bùng phát bạo loạn 

Sáng ngày 27-6, một thiếu niên 17 tuổi người Pháp gốc Algeria được xác định danh tính là Nahel M. đã bị bắn chết khi đang tham gia giao thông và dừng xe ở Nanterre.

Theo công tố viên địa phương, trước đó Nahel đã không chịu dừng xe khi bị phát hiện đang lái xe trong làn đường dành riêng cho xe buýt. Sau khi bị ép dừng lại, hai viên cảnh sát đã tiếp cận chiếc xe. Theo các video được chia sẻ trực tuyến, 2 viên cảnh sát tựa vào cửa sổ phía tài xế và khi chiếc xe vọt chạy đi thì một viên cảnh sát đã nổ súng, bắn xuyên qua cửa sổ phía tài xế ở cự ly gần. Nahel tử vong tại chỗ do viên đạn xuyên qua cánh tay và ngực trái.

Mẹ Nahel mặc áo phông trắng có dòng chữ “Công lý cho Nahel” và ngày Nahel bị bắn 27-6-2023. Ảnh: Getty Images

Mẹ Nahel mặc áo phông trắng có dòng chữ “Công lý cho Nahel” và ngày Nahel bị bắn 27-6-2023. Ảnh: Getty Images

Công tố viên cho biết viên cảnh sát bắn Nahel đã bị chính thức điều tra về tội cố ý giết người và đang bị bắt tạm giam. Viên cảnh sát cũng thừa nhận đã bắn phát súng khiến Nahel tử vong và đưa ra lý do là muốn ngăn chặn một cuộc rượt đuổi bằng ô tô do lo sợ bản thân và người khác sẽ bị mất an toàn khi thiếu niên 17 tuổi này đã vi phạm luật giao thông.

Để phản đối vụ nổ súng, hàng nghìn người đã tuần hành tưởng nhớ Nahel trên đường phố Nanterre. Đám đông tuần hành có cả mẹ của thiếu niên 17 tuổi này mặc áo phông trắng có dòng chữ “Công lý cho Nahel” và ngày Nahel bị bắn 27-6-2023. Các cuộc biểu tình cũng nổ ra bên ngoài trụ sở cảnh sát ở Nanterre và hơn 10 thành phố khác của Pháp.

Lý do cho việc bùng phát bạo lực là những hình ảnh ghi lại từ hiện trường vụ cảnh sát bắn chết Nahel đã khuấy lại và làm gia tăng thêm những căng thẳng đã âm ỉ từ lâu giữa lực lượng cảnh sát và người trẻ tuổi ở những khu dân cư khó khăn. Không chỉ khơi dậy căng thẳng giữa thanh niên và cảnh sát ở Nanterre, vụ nổ súng cũng thổi bùng lên những căng thẳng đã tồn tại lâu dài trước đây gây ra do bạo lực của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trong các cơ quan thực thi pháp luật. Người biểu tình đòi hỏi phải thay đổi lực lượng cảnh sát, làm mới lại những yêu cầu cải cách đối với lực lượng này vốn đã đạt được một số bước tiến sau khi nổ ra phong trào Black Lives Matter (Quyền được sống của người da màu) sau cái chết của George Floyd ở Minnesota, Mỹ.

Vụ nổ súng ở Nanterre cũng làm sống lại những ký ức đau buồn về cuộc bạo loạn năm 2005 ở Pháp xảy ra sau cái chết của 2 thanh niên do điện giật tại một trạm biến áp khi chạy trốn cảnh sát. Những cuộc biểu tình khi đó đã kéo dài trong 3 tuần và buộc Tổng thống Jacques Chirac phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Phản ứng của chính phủ

Tổng thống Emmanuel Macron đã nói với các phóng viên ở Marseille rằng: “Không có gì có thể biện minh cho cái chết của một người trẻ tuổi như vậy” và gọi vụ nổ súng là “không thể bao biện và không thể tha thứ”. Chính phủ của ông Macron cũng đã điều động 45.000 cảnh sát và trong một nỗ lực ngăn chặn bạo lực leo thang và kéo dài cả xe thiết giáp cũng được lệnh triển khai. Tuy nhiên, ông Macron đã bác bỏ yêu cầu ban bố tình trạng khẩn cấp.

Một chiếc xe bị đốt cháy trong biểu tình bạo loạn ở Pháp. Ảnh: Getty Images  

Một chiếc xe bị đốt cháy trong biểu tình bạo loạn ở Pháp. Ảnh: Getty Images  

Trong khi Tổng thống Emmanuel Macron trì hoãn việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin đã ra lệnh đóng cửa tất cả các dịch vụ xe buýt và xe điện công cộng sau 21 giờ trên toàn quốc từ ngày thứ Sáu (30-6). Nhà chức trách một số thành phố cũng hủy bỏ các sự kiện quy mô lớn đã được lên kế hoạch trước đó, bao gồm cả các buổi hòa nhạc tại sân vận động Stade de France. Ông Macron cũng kêu gọi các bậc phụ huynh không nên cho thanh thiếu niên ra đường và cho rằng mạng xã hội đã đóng một “vai trò đáng kể” trong kích động bạo loạn. Ông chỉ đích danh mạng xã hội Snapchat và TikTok là những nền tảng đang được sử dụng để tổ chức các cuộc bạo loạn và gây ra tình trạng bất ổn, đóng vai trò dẫn đường cho các đối tượng tham gia biểu tình bạo lực. Các thành phố và khu vực trên toàn quốc cũng liên tục tăng cường chuẩn bị đối phó với các cuộc biểu tình tiếp theo.

Hơn 2.000 xe ô tô đã bị đốt và hơn 500 tòa nhà đã bị phá hỏng; nhiều cửa hàng bị cướp phá và đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động ở hàng chục thành phố trên khắp nước Pháp. Theo Bộ Nội vụ Pháp, các cuộc biểu tình bạo loạn từ tối thứ Sáu (30-6) đến đầu tuần này đã buộc cảnh sát phải bắt giữ khoảng 2.800 người, trong đó riêng tối thứ Sáu đã có 1.300 người bị bắt; hơn 200 cảnh sát đã bị thương. Chưa dừng lại ở đó, làn sóng biểu tình ở Pháp đã lan sang Thụy Sĩ với các cuộc biểu tình ở Lausanne sau một số lời kêu gọi trên mạng xã hội. Hiện đã có 7 người bị bắt ở Lausanne liên quan các cuộc biểu tình bạo loạn.

Trong một diễn biến liên quan, bà Nadia (bà của Nahel) qua một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với đài truyền hình BFM đã kêu gọi mọi người bình tĩnh trở lại và cho rằng những kẻ tổ chức bạo loạn chỉ lợi dụng cái chết của Nahel như “một cái cớ”. Bà nói: “Hãy dừng lại và đừng gây bạo loạn nữa. Tôi muốn nói với những thanh niên đang gây bạo loạn điều này: Đừng đập phá cửa hàng, đừng tấn công trường học hay đốt phá xe buýt. Hãy dừng lại! Trên xe buýt và ngoài đường phố là những người mẹ của các bạn đó”.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.