Tổng cục Hải quan: Tăng cường kiểm tra, giám sát nhóm hàng hóa có nguy cơ vi phạm xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo dự báo của Tổng cục Hải quan, từ nay đến cuối năm 2022, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán Quý Mão tình hình vi phạm các quy định liên quan đến xuất xứ, ghi nhãn, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; các đối tượng sẽ lợi dụng sự thuận lợi về thủ tục hải quan để thực hiện các hành vi gian lận giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, trốn thuế, đánh lừa người tiêu dùng.
Ảnh minh họa.Theo số liệu báo cáo từ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cho thấy một số địa phương đã triển khai có hiệu quả việc kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Hải quan; nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến khai sai xuất xứ, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, ghi nhãn (Made in Vietnam), hàng không có nội dung ghi nhãn bắt buộc, gia công chế biến đơn giản, hàng giả mạo nhãn hiệu... đã bị phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật.
Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản số 4823/TCHQ-GSQL yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, xâm phạm quyền SHTT thực hiện một số giải pháp: Tiếp tục quán triệt đến cán bộ công chức tại các bộ phận liên quan thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan như: công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 về các biện pháp kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền SHTT, chuyển tải bất hợp pháp; Chỉ thị số 7988/CT-TCHQ ngày 25/12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; công văn số 906/TCHQ-GSQL ngày 24/2/2021 về kế hoạch chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và công văn số số 5951/TCHQ-GSQL ngày 17/12/2021 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về ghi nhãn hàng hóa.
Trường hợp phải kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan, Cục Hải quan cần lưu ý một số nội dung khi kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, cụ thể: Đối với hàng hóa xuất khẩu: Đối tượng kiểm tra: Các sản phẩm hàng hóa là đồ gỗ nội thất, các sản phẩm từ nhựa, lốp xe cao su, dao, kéo, bộ đồ ăn, xe máy địa hình xuất khẩu đi các nước Mỹ, Châu Âu,....Nội dung kiểm tra: Việc ghi nhãn và xuất xứ hàng hóa thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10 và Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ, cụ thể như sau: Trường hợp hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, trên hàng hóa, bao bì hàng hóa xuất khẩu thể hiện xuất xứ Việt Nam như các cụm từ: “sản xuất tại Việt Nam”; “chế tạo tại Việt Nam’’; “nước sản xuất Việt Nam”; “xuất xứ Việt Nam”; “sản xuất bởi Việt Nam”; “sản phẩm của Việt Nam” thì kiểm tra việc đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo Hiệp định thương mại tự do, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc xác định trước xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam nhưng trên hàng hóa, bao bì hàng hóa thể hiện xuất xứ của nước ngoài không phải xuất xứ Việt Nam (ví dụ như: xuất xứ Nhật Bản, xuất xứ Korea, xuất xứ Thái Lan...); khi kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu nếu việc ghi nhãn hàng hóa theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc cung cấp tài liệu hoặc trang web...có thể hiện việc ghi nhãn thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: Đối tượng kiểm tra: Các sản phẩm hàng hóa là thực phẩm, rượu, bia, hàng bách hóa, điện, điện tử gia dụng, mỹ phẩm, hàng thời trang, dược phẩm nhập khẩu từ các thị trường trọng điểm để kinh doanh tiêu dùng tại Việt Nam.
Nội dung kiểm tra: Về ghi nhãn và xuất xứ hàng hóa: Việc kiểm tra nhãn và xuất xứ hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1.1 công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 của Tổng cục Hải quan và các văn bản có liên quan, trong đó lưu ý: Hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan, thông tin nhãn gốc thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ.
Trường hợp nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hoặc nhãn tách riêng ngoài sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm để lẩn tránh xuất xứ, yêu cầu các đơn vị kiên quyết xử lý theo đúng quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử và không cho thông quan.
Về sở hữu trí tuệ: Việc kiểm tra giám sát hàng hóa chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b.2.9 mục 1.1 công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 của Tổng cục Hải quan và các văn bản có liên quan.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo đúng chỉ đạo tại các văn bản trước đây và hướng dẫn cụ thể tại công văn này của Tổng cục Hải quan; kịp thời đấu tranh, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.
Mai Ka
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.