• Click để copy

Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang

Đúng 21 giờ ngày 7-2 theo giờ bờ Đông (9 giờ ngày 8-2 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu trình bày Thông điệp liên bang trước một Quốc hội bị chia rẽ, đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11-2022.

Giới quan sát cho rằng, qua Thông điệp liên bang thứ hai trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Biden sẽ đề cập đến những thành tựu trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân trong 2 năm ông cầm quyền. Thay vì đưa ra các đề xuất chính sách mới, dự kiến ông chủ thứ 46 của Nhà Trắng sẽ dành phần lớn thời gian để nêu bật những nỗ lực trong 2 năm qua nhằm tạo việc làm, đối phó với lạm phát và cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia. Điều này có thể thấy qua bài phát biểu hôm 3-2 của Tổng thống Biden khi ông đề cập đến báo cáo việc làm ở Mỹ, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 50 năm qua.

Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ngoài việc đề cao các thành tựu trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Biden cũng sẽ dùng Thông điệp liên bang lần này để nhấn mạnh đến những quyết sách của Chính phủ Mỹ trong các vấn đề đối nội và đối ngoại như vấn đề trần nợ công, chi tiêu công, cuộc xung đột tại Ukraine, căng thẳng Mỹ-Trung trong những ngày gần đây sau vụ Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc...

Dự kiến, sau phần trình bày thông điệp của Tổng thống Biden, Thống đốc bang Arkansas mới đắc cử, cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Donald Trump, bà Sarah Huckabee Sanders, sẽ đại diện đảng Cộng hòa có bài phát biểu mang tính phản biện lại bản Thông điệp liên bang. Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Dân chủ Delia Ramirez của bang Illinois sẽ đưa ra những nhận xét về bài phát biểu của Tổng thống Biden cũng như những ý kiến của bà Sanders.

Việc Tổng thống Biden trình bày Thông điệp liên bang được dư luận đặc biệt chú ý vì đây được coi như "bước chạy đà" để ông chuẩn bị tuyên bố ra tái tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Tin, ảnh: TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.