• Click để copy

Trung Quốc phản đối NATO mở rộng tầm ảnh hưởng sang châu Á

Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Litva trong hai ngày từ ngày 11 đến 12-7, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngoài chương trình nghị sự liên quan đến thảo luận tiến trình kết nạp Ukraine là thành viên, một chủ đề khác được đưa ra thảo luận là tiến trình mở rộng hợp tác của NATO với 4 đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Thông cáo chung của hội nghị khẳng định: "Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng đối với NATO do những diễn biến trong khu vực này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của khu vực châu Âu - Đại Tây Dương".

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. Ảnh: TTXVN 

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. Ảnh: TTXVN 

Tại hội nghị thượng đỉnh của khối được tổ chức ở Tây Ban Nha hồi năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp của 3 nước Australia, New Zealand và Hàn Quốc đã được mời tham gia các cuộc thảo luận của NATO. Khi tham dự sự kiện đó, Thủ tướng Kishida đã trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO. Cũng tại thượng đỉnh NATO hồi năm 2022, liên minh quân sự này đã thông qua tài liệu mang tên "Khái niệm Chiến lược mới" trong đó đề cập những ưu tiên của liên minh trong thập kỷ tới.

Cùng với việc thông qua tài liệu này, NATO và lãnh đạo của nhóm 4 nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gồm Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản, còn được gọi là nhóm đối tác châu Á-Thái Bình Dương (AP4), đã nhất trí củng cố hợp tác trong những lĩnh vực như an ninh mạng và không gian mạng thông qua việc ký kết chương trình hợp tác có tên "Chương trình hợp tác được điều chỉnh riêng" (ITPP).

Trong ngày 12-7, dự kiến NATO sẽ có phiên họp với lãnh đạo của nhóm AP4 với sự tham dự của Thụy Điển và Liên minh châu Âu (EU). Cuộc họp này sẽ diễn ra sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vào sáng 12-7 (theo giờ địa phương). Trước đó, NATO đã đề xuất thiết lập một văn phòng liên lạc tại Tokyo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối hợp với các đối tác châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, giới chức tham gia công tác lập kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh lần này cho biết đã xuất hiện sự chia rẽ trong liên minh quân sự này về sự cần thiết mở một văn phòng như vậy bên ngoài khu vực châu Âu - Đại Tây Dương.

Ví dụ, Pháp đã lên tiếng phản đối ý tưởng nói trên. Trong khi đó, từ Bắc Kinh, Trung Quốc đã kiên quyết phản đối việc NATO mở rộng tầm ảnh hưởng về phía Đông để hợp tác với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong tuyên bố do phái bộ ngoại giao của Trung Quốc tại EU đưa ra ngày 12-7, Trung Quốc tuyên bố bất kỳ hành động nào đe dọa quyền lợi của nước này sẽ hứng chịu sự đáp trả quyết liệt.

Trước đó, hồi tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cũng đã lên tiếng cảnh báo việc NATO mở rộng ảnh hưởng ở châu Á. Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh: "Lập trường của hầu hết các nước trong khu vực này rất rõ ràng: họ phản đối việc thiết lập các khối quân sự khác nhau trong khu vực, họ không hoan nghênh việc NATO mở rộng sang châu Á".

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.