• Click để copy

Trung Quốc xem xét bổ sung danh sách ngành nghề

Hiện nay, ở Trung Quốc có khoảng 15 triệu người bán hàng qua livestream (phát sóng trực tiếp). Hầu hết các streamer (người livestream) đều hưởng ứng chính phủ quản lý ngành công nghiệp livestream, coi đây là một ngành nghề, trong khi các nhà phân tích cho rằng chính phủ cũng được hưởng lợi từ việc đánh thuế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Livestream sắp được coi như một nghề?

Qian Yongjing, 40 tuổi, dành 4 giờ mỗi ngày đứng trước camera trong văn phòng ở Thâm Quyến, thuyết trình về cách tiến bộ nơi công sở bằng kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Cô livestream trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc như Douyin, Kuaishou, Xiaohongshu, thu hút khoảng 5 triệu người theo dõi. Mặc dù không chia sẻ thu nhập chính xác nhưng Qian tiết lộ mỗi tháng cô kiếm được số tiền gồm 6 chữ số (nhân dân tệ).

Trung Quốc xem xét bổ sung danh sách ngành nghề
Streamer Trung Quốc chuẩn bị quay một phiên livestream bán hàng. Ảnh: CNA 

Giống như nhiều người khác, Qian có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy về giao tiếp tại nơi làm việc đã buộc phải chuyển hướng kinh doanh trực tuyến khi đại dịch Covid-19 xảy ra. "Chúng tôi phải vật lộn rất nhiều, nhưng rồi vẫn vượt qua. Tôi tin rằng, livestream không chỉ quan trọng trong đại dịch. Điều này đã được chứng minh", Qian nói.

Theo Hiệp hội Dịch vụ Netcasting Trung Quốc do nhà nước điều hành, bán hàng qua livestream là hình thức đã tồn tại nhiều năm nhưng chỉ thực sự bùng nổ ở Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát, trở thành cứu tinh của nhiều thương hiệu nước này chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Thống kê cho thấy, có hơn 15 triệu người livestream ở Trung Quốc vào cuối năm 2023.

Mặc dù vậy, livestream hiện chưa được chính thức công nhận như một nghề ở Trung Quốc, điều đó có nghĩa là những người làm công việc này không đủ điều kiện nhận hỗ trợ của chính phủ trong các lĩnh vực như đào tạo và phát triển.  

Nâng cao hơn nữa ý thức nghề nghiệp cho người hành nghề

Nhưng điều này có thể sớm thay đổi khi Trung Quốc đang xem xét chấp nhận livestream cùng với hơn chục công việc khác, hầu hết đều liên quan đến các ngành công nghệ cao, như một nghề. Động thái này diễn ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm cách củng cố thị trường việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước một loạt thách thức trong và ngoài nước.

Ngày 24-5 vừa qua, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc đã công bố danh sách 19 ngành nghề dự kiến chính thức công nhận. Sau khi mở lấy ý kiến của công chúng, danh sách này sẽ được xem xét, sửa đổi, bổ sung trước khi được công nhận chính thức. Tuy nhiên, dự kiến việc sửa đổi phải mất từ 3 đến 5 năm mới hoàn thành.

Theo channelnewsasia.com, Trung Quốc đã liên tục sửa đổi các công việc trong danh sách ngành nghề chính thức của mình trong thập kỷ qua. Tài liệu này đã trải qua hai lần sửa đổi lớn kể từ khi xuất bản vào năm 1999. Phiên bản mới nhất vào năm 2022 có 1.636 ngành nghề, ít hơn khoảng 400 ngành nghề so với phiên bản đầu tiên. Ngoài ra, một tài liệu hỗ trợ nêu chi tiết các kỹ năng và đặc thù nghề nghiệp đã được cập nhật 3 lần kể từ khi xuất bản vào năm 2012.

Khi công bố kế hoạch bổ sung danh sách ngành nghề mới nhất vào tháng trước, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc tuyên bố, việc công nhận các nghề mới có thể nâng cao hơn nữa ý thức nghề nghiệp của những người hành nghề, cho phép họ được hưởng lợi từ các chính sách quốc gia có liên quan, đồng thời tăng cường việc làm.

Việc có một nghề được công nhận chính thức sẽ mang lại một số đặc quyền cho cả những người đang làm công việc đó cũng như những người muốn tham gia vào lĩnh vực này như trợ cấp đào tạo nghề và đánh giá kỹ năng.

Giáo sư Liu Erduo, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Việc làm Trung Quốc (CIER) cho rằng, danh sách ngành nghề sẽ cung cấp thông tin cho mọi người khi tìm kiếm công việc mới, vì họ có thể tham khảo những nghề nghiệp nào đã được thêm, cập nhật hoặc thậm chí bị xóa. Hơn nữa, theo Giáo sư Liu, khi một nghề mới được công nhận, chính quyền sẽ giám sát việc thu thuế chặt chẽ hơn. Ông lưu ý, từ góc độ rộng hơn, điều này thậm chí có thể làm giảm số lượng người thất nghiệp. “Trước đây, những người này có thể tuyên bố là thất nghiệp, nhưng khi nghề nghiệp của họ được công nhận chính thức thì họ không thể làm được nữa; họ đã ra khỏi vùng xám”.

BÌNH NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.