Từ cuối tháng 2 đến tháng 4, khả năng xuất hiện nồm ẩm kéo dài
Nhận định thời tiết nồm ẩm nhiều khả năng diễn ra trong thời gian tới, ngày 7-2, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, nồm ẩm sẽ diễn ra trong giai đoạn từ cuối tháng 2 và kéo dài đến tháng 4-2025.
Các đợt nồm ẩm thường kéo dài từ 3-5 ngày, có đợt kéo dài cả tuần. Hiện tượng này chỉ chấm dứt hoặc thay đổi khi gió mùa Đông Bắc tràn về.
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, theo quy luật khí hậu, tháng 2 hằng năm vẫn là tháng chính của mùa Đông. Do đó, không khí lạnh vẫn còn tác động mạnh đến nước ta. Từ cuối tháng 2 trở đi, không khí khô được thay thế bằng khối không khí ẩm. Giai đoạn này, các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ chuyển sang trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù, trời rét về đêm và sáng.
![]() |
Từ cuối tháng 2 đến tháng 4, khả năng xuất hiện nồm ẩm kéo dài. Ảnh: PHẠM HƯNG |
“Hiện tượng thời tiết nồm ẩm sẽ diễn ra phổ biến ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội từ cuối tháng 2 - 4 hằng năm. Trong giai đoạn nồm ẩm, độ ẩm không khí tăng cao trên 85% kèm theo mưa phùn, sương mù gây ẩm ướt nhà, các công trình dân dụng và các vật dụng thiết yếu”, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết.
Thời tiết nồm ẩm gây trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Độ ẩm cao cũng là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, dị ứng, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già. Ngoài ra, thời tiết nồm ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại rau vụ Xuân, nhất là bệnh sương mai, rệp muội…
Để phòng, tránh hiện tượng nồm, ẩm ướt trong nhà, các gia đình nên đóng kín cửa nhà, bật điều hòa để chế độ hong khô không khí, sử dụng các vật liệu hút ẩm như báo cũ, than củi hoặc các máy hút ẩm chống nồm, lau nhà bằng giẻ lau khô...
Các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo, người dân nên làm khung ni lông che chắn cho rau màu, bón phân nhằm tăng sức đề kháng cho rau, vệ sinh đồng ruộng và để mật độ rau vừa phải, dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh… Người dân cũng cần thường xuyên kiểm tra, thăm đồng, quan sát kỹ thân lá rau, nhất là những chỗ rậm rạp để phát hiện ổ rệp và có biện pháp trừ sớm.
TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.