Từ trang trại Pháp đến bàn ăn Trung Quốc
Trung Quốc và Pháp, hai quốc gia có văn hóa ẩm thực phong phú ở hai đầu lục địa Á-Âu, đang sử dụng chính những món ăn để thắt chặt mối quan hệ song phương.
Theo Tân Hoa xã, nhờ dịch vụ hậu cần tích hợp và thủ tục hải quan đơn giản, nguyên liệu của Pháp có thể được vận chuyển tới Trung Quốc một cách thuận lợi và nhanh chóng theo cơ chế “từ trang trại Pháp đến bàn ăn Trung Quốc”. Tại thiên đường ẩm thực Quảng Châu phía Nam Trung Quốc, hải sản tươi sống từ Đại Tây Dương giờ đây có thể dễ dàng đến các bàn ăn địa phương.
Ông Jacques Cocollos, một người nuôi hàu ở tỉnh Charente-Maritime, khu vực sản xuất hàu lớn của Pháp, cho biết gửi hàu mới đánh bắt đến Trung Quốc chỉ mất chưa đầy 36 giờ, gần bằng thời gian vận chuyển đến thành phố Nice của Pháp. Ông Cocollos là một trong những nhà nuôi trồng thủy sản Pháp đang được hưởng lợi nhờ cơ chế “từ trang trại Pháp đến bàn ăn Trung Quốc”, cơ chế phối hợp giữa hai nước nhằm đưa nguyên liệu của Pháp đến Trung Quốc một cách nhanh chóng.
![]() |
Người dân tìm hiểu về ẩm thực Pháp tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 6 tại Thượng Hải hồi tháng 11-2023. Ảnh: China Daily. |
Đối với ông Cocollos và các đồng nghiệp của ông, Trung Quốc là một trong những thị trường toàn cầu lớn nhất và hấp dẫn nhất. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Pháp, Huitres Lambert, một nhà xuất khẩu hàu của Pháp ở Charente-Maritime, cho biết lượng hàng xuất khẩu của công ty sang Trung Quốc đã tăng hơn 4 lần từ năm 2016 đến 2023. Về phần mình, ông Laurent Bonduelle, Phó chủ tịch của SAS HYS, nhà cung cấp hải sản ở khu vực Brittany, Tây Bắc nước Pháp, nhấn mạnh các sản phẩm của họ được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc.
Với sự đa dạng và tinh tế trong cách chế biến cũng như trình bày, ẩm thực Pháp đã tạo sức hút lớn với nhiều người Trung Quốc. Họ thường tìm đến các nhà hàng Pháp để thưởng thức các món ăn nổi tiếng của nước này. Bếp trưởng người Pháp Alain Le Meur của Maxim's de Paris, một nhà hàng Pháp tại khu vực Ngũ Đại Đạo ở thành phố ven biển Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc, cho biết ông có thể tìm được tất cả nguyên liệu cần thiết để tạo ra hương vị Pháp đích thực nhờ vào giao thương ngày càng thuận tiện giữa Pháp và Trung Quốc. Trong các siêu thị ở Thiên Tân, có rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống Pháp.
Cô Liu Yang, một người dân địa phương chia sẻ: “Các con tôi rất thích phô mai Pháp. Tôi thì thích rượu vang đỏ Pháp. Hiện nay có nhiều kênh nhập khẩu và tôi có thể mua rượu vang đỏ Pháp với nhiều mức giá khác nhau”.
![]() |
Xúc xích được đóng gói tại xưởng của công ty Sacor của Pháp. Ảnh: People's Daily. |
![]() |
Trình bày món ăn tại Lễ hội ẩm thực Trung - Pháp trên thuyền dọc sông Seine, Paris (Pháp), ngày 4-5-2024. Ảnh: Tân Hoa xã |
Vào tháng 4-2023, nhờ sự thúc đẩy của lãnh đạo hai nước, Pháp và Trung Quốc đã tạo ra cơ chế “từ trang trại Pháp đến bàn ăn Trung Quốc”, qua đó đẩy nhanh việc nhập khẩu hàng nông, thủy sản Pháp vào Trung Quốc. Trong tháng 11 cùng năm, hơn 40 công ty nông nghiệp Pháp đã tham gia Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 6 tại Thượng Hải để giới thiệu sản phẩm của họ cho khách hàng Trung Quốc.
Tại đây, Freshippo, chuỗi bán lẻ độc quyền của Tập đoàn Alibaba về hàng tạp hóa và hàng tươi sống, đã ký thỏa thuận với 7 công ty Pháp để nhập khẩu hàng hóa trị giá 3 tỷ nhân dân tệ (420 triệu USD) trong 3 năm tới. Ông Fanye Meng, đại diện ở Trung Quốc của Hiệp hội ngành chăn nuôi lợn quốc gia Pháp (INAPORC), cho biết Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của thịt lợn Pháp ngoài Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, ông Maxence Bigard, Chủ tịch Ủy ban ngoại thương của Hiệp hội ngành chăn nuôi và thịt quốc gia Pháp (INTERBEV), đánh giá thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng đối với Pháp khi áp dụng cơ chế “từ trang trại Pháp đến bàn ăn Trung Quốc”. Ngoài thúc đẩy thương mại, Pháp và Trung Quốc cũng đang tiếp tục mở rộng hợp tác nông nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp, chính sách nông thôn và các sáng kiến đào tạo chung.
Trong những năm qua, thương mại nông sản thực phẩm giữa Trung Quốc và Pháp tiếp tục được mở rộng. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Pháp là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất từ EU sang Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Đến giữa năm 2023, hơn 200 loại nông sản Pháp được phép nhập khẩu vào Trung Quốc và gần 7.000 doanh nghiệp nông nghiệp Pháp đã đăng ký hoạt động tại đây.
THÁI HOÀNG
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.