Ứng phó với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon
Là một trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, với quy mô xuất khẩu 400 tỷ USD/năm, hơn lúc nào hết, Việt Nam phải quan tâm để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội của các thị trường nhập khẩu. Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được Liên minh châu Âu (EU) ban hành dự báo sẽ tạo ra áp lực rất lớn về chi phí sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu sang EU. Nhưng CBAM cũng mở ra nhiều cơ hội cho DN “nhanh chân” chuyển đổi cắt giảm lượng phát thải trong sản xuất.
Doanh nghiệp còn lúng túng
CBAM là một quy định mới quan trọng của EU nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời để bảo vệ các doanh nghiệp thuộc EU trước việc hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn từ các quốc gia có tiêu chuẩn về môi trường thấp hơn (được gọi là rò rỉ carbon).
CBAM kỳ vọng sẽ giúp EU giảm phát thải carbon ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức năm 1990. Chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2023, CBAM trước mắt áp dụng đối với 6 nhóm mặt hàng nhập khẩu gồm: Xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen. Theo đó, các ngành này phải báo cáo kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. Từ ngày 1-1-2026, CBAM sẽ bước vào giai đoạn chính thức vận hành.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: NGHI TRẦN |
Việc ban hành CBAM hiểu một cách đơn giản nhất là một chính sách thương mại về môi trường; EU sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất. Chia sẻ rõ hơn về lộ trình áp dụng, bà Nguyễn Hồng Loan, chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM cho biết, theo CBAM, từ ngày 1-10-2023 đến cuối năm 2025, các DN thực hiện những nghĩa vụ liên quan đến báo cáo phát thải; từ năm 2026 trở đi sẽ chính thức áp dụng nghĩa vụ chi trả và sẽ tăng dần nghĩa vụ đến năm 2034. Do đó, các DN cần bám sát lộ trình này.
Mặc dù lộ trình vận hành chính thức của CBAM không còn xa nhưng điều đáng lo ngại hiện nay là chúng ta vẫn chưa có đánh giá tác động một cách toàn diện và hướng dẫn chính thức, thống nhất cho DN. Bà Nguyễn Hồng Loan thông tin, đại bộ phận DN hiểu chưa đầy đủ, chưa chính xác về CBAM và từ đó có những phản ứng, những chuẩn bị có thể không có hiệu quả.
Ví như rất nhiều DN nghĩ rằng khi xuất khẩu hàng hóa theo CBAM mà phát thải phải vượt trên ngưỡng do châu Âu quy định thì mới phải chịu tác động của CBAM, nhưng thực tế CBAM bao trùm về phát thải toàn bộ của sản phẩm. Hoặc có những DN vội vã mua tín chỉ carbon để chuẩn bị cho việc phản ứng với CBAM. Trong khi đó, các yêu cầu, hướng dẫn của châu Âu vẫn chưa rõ ràng, chưa có sự công nhận liên quan đến cơ chế giá carbon và bù trừ tín chỉ... Hay như về kiểm kê khí nhà kính, hiện rất nhiều tiêu chuẩn liên quan tới vấn đề này, nếu DN không có một cơ quan đầu mối hướng dẫn thì có thể dẫn tới tình trạng mất nhiều công sức để chuẩn bị, nhưng có thể sẽ lãng phí vì không đáp ứng yêu cầu của CBAM.
EU là thị trường đứng tốp 3 trong 30 thị trường của ngành thép Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 11,8 triệu tấn thép, tương đương khoảng 8,9 tỷ USD; trong đó có khoảng 27% xuất khẩu sang thị trường EU. Theo ước tính của các chuyên gia, giá giấy phép carbon chiếm khoảng 5 đến 10% tổng chi phí sản xuất thép và tỷ lệ này còn cao hơn đối với sản xuất xi măng.
Ở góc độ DN đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ CBAM, ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng: Các DN ngành thép đã chủ động tìm hiểu những thông tin liên quan đến CBAM với sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc tiếp cận CBAM của DN thép còn nhiều hạn chế khi trên thị trường có quá nhiều luồng thông tin. Do vậy, cần sớm xác định cơ quan đầu mối giúp các DN tiếp cận được thông tin chính thống, qua đó hiểu sâu sắc hơn về những việc cần làm từ yêu cầu của EU để ứng phó hiệu quả hơn với CBAM.
Theo dõi sát lộ trình áp dụng của CBAM
Theo đánh giá của các chuyên gia, bước đầu tác động của CBAM đến chuỗi cung ứng hàng hóa, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam là điều chắc chắn, trước tiên là làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu; chi phí để DN đầu tư chuyển đổi công nghệ... Nhưng CBAM cũng mở ra nhiều cơ hội cho DN “nhanh chân” chuyển đổi giảm lượng phát thải theo CBAM.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: NGHI TRẦN |
Về lâu dài, CBAM sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho chính các mặt hàng này khi xu hướng áp dụng CBAM nói riêng và phát triển bền vững nói chung càng trở nên phổ biến và đẩy mạnh. CBAM cũng giúp mở ra cơ hội xây dựng thị trường mua, bán tín chỉ carbon và các dự án thu hồi, sử dụng, lưu trữ carbon tại Việt Nam. “CBAM khi được áp dụng sẽ giúp nhiều quốc gia, DN thúc đẩy mạnh mẽ hơn các quyết tâm và nỗ lực chống biến đổi khí hậu, tăng cường phát triển xanh”, ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương chia sẻ.
Trong thời gian tới, xu hướng ban hành và triển khai các chính sách thuế carbon xuyên biên giới tương tự CBAM sẽ được những nước phát triển chú trọng, tăng cường siết chặt, tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn xanh mới đối với hàng hóa nhập khẩu trong thương mại quốc tế. Vì vậy, ông Đinh Quốc Thái đề xuất các cơ quan quản lý cần phải hành động càng sớm càng tốt, có những hướng dẫn thống nhất và đánh giá phù hợp, có những giải pháp hỗ trợ DN cụ thể để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không bị loại khỏi chuỗi giá trị toàn cầu.
Về phần mình, các DN cần phải chủ động thay đổi tư duy và đẩy mạnh phương thức thực hiện. Riêng với ngành thép, ông Đinh Quốc Thái cho rằng, thép là một ngành công nghiệp then chốt, sử dụng các công nghệ với chi phí đầu tư rất lớn. Cho nên, ngành thép Việt Nam phải có những bước đi thích hợp với một tầm nhìn tương ứng, đồng thời cần có sự hỗ trợ ban đầu về mặt tư vấn, công nghệ kỹ thuật cũng như vốn hỗ trợ từ các quỹ tín dụng xanh.
Để ứng phó với CBAM, bà Nguyễn Hồng Loan lưu ý, không có một lộ trình duy nhất cho tất cả DN mà tùy theo hiện trạng của DN về chiến lược kinh doanh, công nghệ, tài chính, nhân sự, về vấn đề phát thải... Do vậy, từng DN cần theo dõi sát lộ trình áp dụng của CBAM để có kế hoạch phù hợp và hiệu quả nhất ứng phó với CBAM.
Ngày 24-8, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo về triển khai các nhiệm vụ liên quan tới CBAM. Theo đó, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và triển khai những biện pháp hiệu quả ứng phó với CBAM.
Ông Ngô Chung Khanh cho biết, sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, Bộ Công Thương đề xuất 4 nhóm giải pháp ứng phó với CBMA. Đó là: Xây dựng các quy định liên quan đến giá carbon; đẩy mạnh tuyên truyền để DN hiểu chính xác CBAM là gì, đối tượng nào phải chịu tác động của CBAM; đồng thời, hướng dẫn DN làm thế nào để tuân thủ các quy định về báo cáo và phải chuẩn bị những gì cho CBAM. Cùng với đó, có các giải pháp hỗ trợ DN tạo ra nguồn tài chính xanh; đẩy mạnh kết nối với EU, yêu cầu công bố những tổ chức tư vấn hợp lệ, làm rõ sự tương thích của quy định CBAM với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU...; đấu tranh trên các diễn đàn đa phương để có những cam kết, quy định linh hoạt nhằm hỗ trợ DN Việt Nam.
VŨ DUNG
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.