• Click để copy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 23, ngày 11-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28-11-2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ về nội dung này. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. 

Trình bày tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nêu rõ sự cần thiết cũng như mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi nghị quyết.

Theo đó, việc sửa đổi nghị quyết nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã được xác định trong các văn kiện của Đảng và pháp luật; bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý cán bộ; bảo đảm tính kế thừa, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ trong các văn bản về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi nghị quyết cũng nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị quyết số 85/2014/QH13, tập trung sửa đổi, bổ sung, làm rõ hơn những điều, khoản chưa phù hợp, rõ ràng, chặt chẽ. Ngoài ra, rà soát các quy định của Hướng dẫn số 321/HD-UBTVQH14 ngày 2-10-2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn lấy phiếu tín nhiệm là đúng, hợp lý để bổ sung vào Nghị quyết.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.  

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.  

Dự thảo nghị quyết giữ nguyên kết cấu 18 điều như Nghị quyết số 85/2014/QH13, trong đó sửa đổi, bổ sung 13/18 điều và bổ sung 3 Biểu mẫu mới. 

Nội dung chủ yếu của Nghị quyết bao gồm: Phạm vi điều chỉnh; mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm; các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm; phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ; kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; điều khoản thi hành.

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13; đánh giá hồ sơ dự thảo nghị quyết đã được Ban Công tác đại biểu chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các đại biểu đề nghị làm rõ tên gọi, phạm vi, đối tượng áp dụng nghị quyết... Dự thảo nghị quyết phải nói rõ căn cứ đánh giá tín nhiệm để thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW, phù hợp với hoạt động của Hội đồng nhân dân và Quốc hội. Hệ quả của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị viện dẫn, thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng.

 Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang phát biểu tại phiên họp. 

 Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang phát biểu tại phiên họp. 

Qua thảo luận tại phiên họp, kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Ban Công tác đại biểu đã phối hợp với Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tiếp thu bước đầu ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội và hoàn chỉnh hồ sơ dự án nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến tại phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Công tác đại biểu phối hợp với các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo nghị quyết để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại một kỳ họp.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng lưu ý tên gọi của nghị quyết cần bao quát phù hợp với phạm vi và đối tượng điều chỉnh, thống nhất với khái niệm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; làm rõ đối tượng áp dụng, có bổ sung quy định cấm, làm rõ căn cứ đánh giá tín nhiệm bảo đảm thể chế hóa theo đúng Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị và phù hợp với hoạt động của Hội đồng nhân dân và Quốc hội, thể hiện rõ nội dung Quốc hội, Hội đồng nhân dân sâu hơn, có cụ thể hơn.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục hoàn chỉnh tờ trình, rồi hoàn chỉnh các hồ sơ để gửi lấy ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản trước khi trình Quốc hội.

NGUYỄN THẢO 

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.