• Click để copy

Văn hóa học đường đòi hỏi vai trò mẫu mực của nhà giáo

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục xác định tăng cường triển khai văn hóa học đường, nhưng thực tế, các mối quan hệ ứng xử trong nhà trường vẫn diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực gây bức xúc trong dư luận. Muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực để dẫn dắt học sinh.

Đạo đức nhà giáo đang bị xem nhẹ

Mấy tuần qua, tình trạng giáo viên bạo hành học sinh có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và mức độ nghiêm trọng. Trong đó, phổ biến là các hành vi đánh đập, xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục học sinh. Đây là hành vi phản giáo dục, gây nên những bức xúc lớn trong dư luận xã hội.

Đau xót trước tình trạng này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, đạo đức nhà giáo đang bị xem nhẹ, thầy cô ứng xử không gương mẫu, thiếu tôn trọng học sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm làm Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội, TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định: “Khi đã chọn nghề giáo thì phải có sự sẻ chia, thương yêu, giúp đỡ học sinh. Nếu không làm được điều đó thì đừng chọn nghề giáo”.

Văn hóa học đường đòi hỏi vai trò mẫu mực của nhà giáo
 Tiết học của cô và trò Trường Tiểu học Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. 

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong một số vụ việc bạo lực học đường đáng tiếc xảy ra thời gian qua, phần lớn nạn nhân không chia sẻ, không lên tiếng do không tìm được người tin cậy để có thể nói ra vấn đề mình đang gặp phải. Ông Đặng Hoa Nam cho hay, để hạn chế bạo lực học đường, điều quan trọng là người lớn cần làm sao để trẻ dám nói ra những vấn đề đang gặp phải, dám lên tiếng khi bị bạo lực và bảo đảm rằng các em vẫn được bảo vệ, được giữ bí mật riêng tư.

Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích, việc Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) nói có thể xem xét xử lý học sinh phát tán video bạo hành học sinh là không phù hợp. Bởi việc phát tán video đã giúp phanh phui hành vi bạo hành của cô giáo P, đồng thời cảnh báo cho các học sinh khác về nguy cơ bị bạo hành. Nếu không có video này, cô P có thể tiếp tục bạo hành học sinh, khiến nữ sinh bị tổn thương nghiêm trọng và có thể có hành động dại dột. Nếu người lớn dùng quyền lực để đe dọa học sinh khiến các em lo sợ không dám nói lên những thực tế đáng buồn đó thì bạo lực học đường sẽ còn đau xót hơn. 

Làm mới bộ quy tắc ứng xử trong trường học

Chia sẻ về xây dựng trường học hạnh phúc, đẩy mạnh văn hóa học đường trong năm học 2023-2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, văn hóa học đường coi trọng tính gương mẫu của người thầy, coi trọng phát triển nhân cách, đạo đức, phẩm chất tinh thần của người học. Đặc biệt, văn hóa học đường đòi hỏi vai trò mẫu mực của nhà giáo. “Muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực để dẫn dắt học sinh. Đương nhiên một trường học có văn hóa không thể có bạo lực”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giáo dục cũng thừa nhận điều đáng tiếc là trong thời gian gần đây, bạo lực học đường diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân. Sau một thời gian học sinh học trực tuyến, các em bị ảnh hưởng tới tâm lý góp phần làm gia tăng bạo lực học đường. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như ảnh hưởng của phim ảnh không phù hợp, ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội khiến bạo lực học đường gia tăng, sự kết nối giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo, nhiều em học sinh thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, đặc biệt là từ bố mẹ....

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đang rà soát, sửa đổi bộ quy tắc ứng xử trong trường học để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Bộ quy tắc này hiện đã được áp dụng tại các trường phổ thông trên cả nước, nhưng cần được rà soát, sửa đổi để phù hợp với tình hình mới, khi giáo dục đang đổi mới căn bản, toàn diện. Bộ trưởng cũng mong muốn các nhà trường phổ thông tăng cường phối hợp với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt tâm lý học sinh và giúp các em có kỹ năng xử lý tình huống; hiệu trưởng cần kiểm soát tình hình, đề phòng và ngăn chặn bạo lực học đường.

Điều 6 Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT "Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên", quy định ứng xử của giáo viên với người học như sau: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương. Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Bài và ảnh: XUÂN DIỆP

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali

Ngày 19-9, người phát ngôn của của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Stephane Dujarric cho biết ông Guterres đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Bamako của Mali xảy ra cách đây vài ngày làm hơn 270 người thương vong.

Bầu cử Mỹ 2024: Buổi vận động tranh cử đặc biệt của bà Kamala Harris
Bầu cử Mỹ 2024: Buổi vận động tranh cử đặc biệt của bà Kamala Harris

Ngày 19-9, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tổ chức cuộc vận động tranh cử đặc biệt tại bang Michigan, thu hút sự quan tâm của nhiều cử tri, do có sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng hàng đầu, trong đó có huyền thoại truyền hình Oprah Winfrey với vai trò là người dẫn chương trình.