Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 8 tháng năm 2023, trong 8 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,74 nghìn tấn, trị giá 8,98 triệu USD, giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản.
Từ đầu năm 2023 đến nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường này liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 8 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,74 nghìn tấn, trị giá 8,98 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và giảm 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân cao su sang thị trường này đạt 1.565 USD/ tấn, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường cung cấp cao su cho Nhật Bản 7 tháng năm 2023 |
Về chủng loại xuất khẩu, trong 8 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR CV60 được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 39,89% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng năm 2023. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR 3L chiếm 36,68% và thứ ba là SVR 10 chiếm 13,22%...
Mặc dù xuất khẩu cao su sang Nhật Bản giảm, nhưng trong 8 tháng năm 2023, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng khá về lượng so với cùng kỳ năm 2022 như: SVR 3L, RSS3, SVR 20...
Thông tin thêm về giá xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Nhật Bản đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, trong đó giảm mạnh nhất là cao su tổng hợp giảm 51,8%; Latex giảm 29,5%; SVR 20 giảm 21,3%; SVR 3L giảm 21,2%; SVR 10 giảm 21%...
Thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, 7 tháng năm 2023, Nhật Bản nhập khẩu 431,92 nghìn tấn cao su (HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 106,79 tỷ Yên (tương đương 722,68 triệu USD), giảm 26,4% về lượng và giảm 31% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore và Hoa Kỳ là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Nhật Bản. Nhập khẩu cao su của Nhật Bản từ các thị trường này đều giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 7 tháng năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản với 5,44 nghìn tấn, trị giá 1,18 tỷ Yên (tương đương 8,03 triệu USD), giảm 6,4% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 1,26% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Nhật Bản, cao hơn so với mức 0,99% của 7 tháng năm 2022.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản |
Về chủng loại nhập khẩu, trong 7 tháng năm 2023, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm 80,52% tổng lượng cao su nhập khẩu của Nhật Bản, phần còn lại là cao su tổng hợp, cao su tái sinh và cao su hỗn hợp. Trong đó, lượng và trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên, cao su tổng hợp và cao su tái sinh đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, trong thời gian này, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Nhật Bản, với 5,42 nghìn tấn, trị giá 1,18 tỷ Yên (tương đương 8 triệu USD), giảm 6,5% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 1,56%, cao hơn so với mức 1,23% của 7 tháng đầu năm 2022 Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ Campuchia, với 1,37 nghìn tấn, trị giá 315,16 triệu Yên (tương đương 2,13 triệu USD), tăng tới 495,7% về lượng và tăng 406,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.