Việt Nam thu hút thêm bao nhiêu vốn FDI?
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20-7-2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 8,8 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, có 1.627 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 7,94 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ.
Có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 27,1% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 4,16 tỷ USD, giảm 42,5% so với cùng kỳ. Có 1.627 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 10,6% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,14 tỷ USD, tăng 60,7% so với cùng kỳ.
Xét theo lĩnh vực, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút vốn ngoại với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,93 tỷ USD, chiếm hơn 67,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 9,3% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,61 tỷ USD, chiếm hơn 9,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 49,8% so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa/TTXVN. |
Các ngành tài chính ngân hàng, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 1,53 tỷ USD, gấp gần 63,9 lần và gần 737,6 triệu USD, tăng 40,2%.
Xét theo đối tác đầu tư, trong 7 tháng năm 2023, đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3,64 tỷ USD, chiếm hơn 22,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 15,5% so với cùng kỳ 2022.
Đáng chú ý, nếu trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI Hàn Quốc rót vào Việt Nam chỉ đạt 1,2 tỷ USD, thì sang đến 7 tháng 2023, con số này đã tăng lên mức 2,34 tỷ USD. Có thể thấy, chỉ trong vòng 1 tháng, Hàn Quốc đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam.
Như vậy, với tổng vốn đăng ký đạt gần 2,34 tỷ USD, Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản, Trung Quốc để trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ hai trong 7 tháng, với lượng vốn đăng ký chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư, giảm 28,2% so với cùng kỳ.
Sau Hàn Quốc, Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,33 tỷ USD, chiếm gần 14,4% tổng vốn đầu tư, tăng 77,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc)...
Về địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 7 tháng năm 2023. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,28 tỷ USD, chiếm gần 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,76 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hải Phòng xếp thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD, chiếm hơn 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 96,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương…
Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (39,5%), số lượt dự án điều chỉnh (24,7%) và góp vốn mua cổ phần (69%).
Về giải ngân vốn, tính tới 20-7-2023, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 11,58 tỷ USD, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 0,3 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm.
Về xuất nhập khẩu, xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 143,83 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ, chiếm 73,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 142,67 tỷ USD, giảm 10,4%, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu giảm trong 7 tháng năm 2023, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu hơn 26,7 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 25,6 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 13,7 tỷ USD.
VIỆT CHUNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.