• Click để copy

Vụ tai nạn tại sân bay Haneda: Phản ứng của phi hành đoàn và sự hợp tác của hành khách làm nên "phép màu"

Quyết định nhanh chóng của phi hành đoàn và sự hợp tác của các hành khách đã giúp toàn bộ 379 người sơ tán khỏi máy bay của hãng hàng không Japan Airlines (JAL) tại sân bay Haneda của thủ đô Tokyo chỉ trong 18 phút sau khi xảy ra va chạm với máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển ngày 2-1. Truyền thông quốc tế gọi đây là cuộc sơ tán “kỳ diệu”.

Hãng JAL cho biết chuyến bay số hiệu 516 bay từ sân bay New Chitose ở Hokkaido, hạ cánh xuống đường băng C vào khoảng 17 giờ 47 phút, sau đó va chạm với một máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản và bùng cháy. Máy bay trượt dọc theo đường băng khoảng 1 km trước khi dừng lại. Các phi công trong buồng lái không biết lửa đã bùng phát, nhưng các tiếp viên đã phát hiện ra. 

Trong cuộc thoát hiểm khẩn cấp, 9 tiếp viên hàng không phải vượt qua nhiều cản trở. Có 8 lối thoát hiểm khẩn cấp trên máy bay, nhưng chỉ có 3 lối có thể sử dụng được. Phi hành đoàn phải sơ tán khẩn trương hành khách trên toàn bộ khoang máy bay dài 67m trong khi hệ thống liên lạc nội bộ không còn hoạt động. Các tiếp viên kêu gọi hành khách giữ bình tĩnh, tuân thủ các quy trình trấn an hành khách trong trường hợp khẩn cấp.

<a title=
Lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa máy bay chở khách bị cháy sau va chạm với máy bay của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, tại sân bay Haneda ở Tokyo, tối 2-1-2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN 

Khi nhận được thông tin rằng động cơ bên trái của máy bay đang cháy, tiếp viên trưởng đã cố gắng báo cáo với buồng lái và được lệnh thực hiện sơ tán khẩn cấp. Sau đó, khói bắt đầu tràn vào cabin, các tiếp viên nhanh chóng đánh giá tình hình, yêu cầu hành khách cúi thấp người để tránh hít phải khói. Các thành viên phi hành đoàn hướng dẫn hành khách sơ tán bằng máng thoát hiểm qua 2 cửa thoát hiểm ở đầu khoang. 

Chỉ còn một lối ra khác ở phía sau bên trái có thể sử dụng để thoát khỏi máy bay đang cháy một cách an toàn, nhưng hệ thống liên lạc nội bộ không còn hoạt động, vì vậy các tiếp viên không thể xin phép buồng lái. Trong bối cảnh khói tràn vào ngày càng nhiều, một tiếp viên hàng không đã chủ động mở cửa sau bên trái để cho phép hành khách trượt xuống theo máng thoát hiểm. 

Trong khi đó, hành khách cũng tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của đội tiếp viên, không cố lấy hành lý xách tay từ khoang chứa phía trên mà nhanh chóng di chuyển đến cửa thoát hiểm chỉ với những vật dụng cá nhân nhỏ như điện thoại. Những người trượt xuống mặt đất trước hỗ trợ những người xuống sau. Cơ trưởng là người cuối cùng thoát ra từ máng thoát hiểm sau khi đã kiểm tra tất cả các hàng ghế và xác nhận không còn hành khách nào còn trên máy bay. Đó là lúc 18 giờ 5 phút, khoảng 18 phút sau khi máy bay của JAL hạ cánh và chỉ vài phút trước khi máy bay “chìm trong biển lửa”. 

Ông Shigeru Takano, cựu quan chức cấp cao của Cục Hàng không Dân dụng Nhật Bản, cho biết quá trình sơ tán suôn sẻ được thực hiện nhờ phản ứng của phi hành đoàn và sự hợp tác của hành khách trong tình huống nguy cấp như vậy. Trong khi đó, Chủ tịch JAL Yuji Akasaka đánh giá "phi hành đoàn thậm chí còn làm tốt hơn cả lúc diễn tập".

Theo TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.