Xây dựng "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045"
Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tích cực xây dựng "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Đây là Chương trình có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực, nguồn lực cho sự phát triển của văn hoá góp phần phát triển bền vững của đất nước.
Bộ VHTTDL xác định, việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 (sau đây gọi tắt là Chương trình) là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của ngành Văn hóa, thực hiện theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong quá trình xây dựng Chương trình, Bộ VHTTDL đã bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa năm 2022.
Theo đó, triển khai các định hướng, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Quốc hội về việc "khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa", trong thời gian qua, Bộ VHTTDL đã rà soát, nghiên cứu các tài liệu về Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020; các tài liệu, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hội thảo khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, Hội thảo 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam…
Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Bộ VHTTDL đã khẩn trương soạn thảo, gửi Công văn tới các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu… xin ý kiến về đề xuất chính sách làm cơ sở xây dựng Chương trình. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng xin ý kiến các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố về dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của Chương trình, đề nghị các địa phương đề xuất nhiệm vụ cụ thể, kinh phí để đưa vào Chương trình.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Bộ VHTTDL khẳng định, việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia trong bối cảnh hiện nay là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Cho đến nay, căn cứ đề xuất, ý kiến góp ý của 63 tỉnh, thành, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, Bộ VHTTDL đã tổng hợp, xây dựng Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình, trong đó, dự kiến tổng vốn của Chương trình là 350.000 tỉ đồng cho giai đoạn 11 năm (2025-2035).
Theo đó, dự kiến tổng vốn của Chương trình cho giai đoạn 2025-2035 sẽ được sử dụng để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng; đảm bảo đầu tư phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực hoạt động văn hóa; đảm bảo mục tiêu văn hóa ngang hàng kinh tế, chính trị, xã hội theo quan điểm xuyên suốt trong các Nghị quyết của Đảng.
Cụ thể, đến năm 2030, việc sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình sẽ hướng đến mục tiêu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế chế văn hóa, cấp huyện, cấp xã có Trung tâm văn hóa hóa - thể thao; 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa; hằng năm có khoảng 20-30 tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước; tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa; các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP; đầu tư cho văn hóa hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm.
Đến năm 2035, đạt các mục tiêu cụ thể: 100% thư viện bảo đảm điều kiện hoạt động; 100% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; 100% các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật được trang bị đầy đủ, đồng bộ cơ sở vật chất; có 5 trường đại học trong điểm và 2 Viện nghiên cứu được tập trung đầu tư trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong điểm quốc gia trong các lĩnh vực: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu - Điện ảnh và Văn hóa, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Việc xây dựng Chương trình thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công. Đây là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng. Bộ VHTTDL cho biết, trong thời gian tới, còn nhiều nội dung cần tiếp tục triển khai, gồm: Chính phủ thẩm định, trình Quốc hội Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình. Quốc hội thẩm tra, phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình. Bộ VHTTDL lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình.
Trong đó, căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ VHTTDL hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.