• Click để copy

Xét xử “trùm buôn lậu” Nguyễn Thị Kim Hạnh cùng 24 đồng phạm

Sáng 9-8, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử “trùm buôn lậu” Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, sinh năm 1969, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) cùng 24 đồng phạm trong vụ buôn lậu 51kg vàng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Đây là lần thứ 3, vụ án được đưa ra xét xử. Trước đó, sau gần hai tuần xét xử sơ thẩm, sáng 24-2-2023, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung do xét thấy Cơ quan điều tra chưa thu thập đầy đủ các chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo.

Ngày 28-7, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang tiếp tục đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, tại phiên tòa, luật sư của các bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh, Trần Thị Thảo Trang, Trương Văn Báo, Nguyễn Hồng Cam, Đoàn Minh Phước, Trần Thanh Liêm, Trần Văn Hải, Nguyễn Văn Minh, Võ Minh Tâm, Nguyễn Hoàng Út có đơn xin hoãn phiên tòa. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bị cáo, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định hoãn phiên tòa.

Xét xử “trùm buôn lậu” Nguyễn Thị Kim Hạnh cùng 24 đồng phạm

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.  

Sáng 9-8, Tòa tiến hành công bố cáo trạng và tách các bị cáo để tiến hành phần xét hỏi.

Trong vụ án, Nguyễn Thị Kim Hạnh được xác định là đối tượng cầm đầu, đã thuê và điều hành toàn bộ hoạt động vận chuyển tiền USD sang Campuchia và nhận 51kg vàng, trị giá gần 72 tỷ đồng chuyển về Việt Nam.

Các bị cáo: Nguyễn Thị Kim Hạnh, Mai Thị Ngọc Phấn (sinh năm 1979, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang), Phạm Tấn Lộc (sinh năm 1986, ngụ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) cùng 21 bị cáo khác bị truy tố về tội “Buôn lậu”.

Các bị cáo: Trương Văn Liêm (sinh năm 1966), Nguyễn Thị Kim Hạnh, Phạm Tấn Lộc, Mai Thị Ngọc Phấn cùng bị truy tố về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Theo cáo trạng, khoảng 12 giờ 40 phút ngày 30-10-2020, lực lượng Công an tỉnh An Giang tuần tra trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc phát hiện Nguyễn Hoàng Út điều khiển vỏ tắc ráng (thuyền máy làm bằng vật liệu nhựa composite) từ hướng Campuchia đến khu vực tổ 7, khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Ngươn cặp vào bờ đường Tuy Biên.

Cùng lúc, Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Hải, Nguyễn Hữu Phước, Võ Văn Trung đi bộ đến vỏ tắc ráng của Mạnh lấy 3 gói nilon bên trong có chứa hơn 50,9kg vàng nguyên liệu 99,99% đến để trên hai xe mô tô đang đậu sẵn trên bờ. Lực lượng liên ngành đã bắt giữ Hải cùng tang vật, còn Minh, Út, Phước, Trung bỏ trốn.

Cùng ngày 30-10-2020, Nguyễn Văn Minh, Võ Minh Tâm, Phan Văn Bồ đến trụ sở Công an thành phố Châu Đốc đầu thú, khai nhận hành vi cùng với Út vận chuyển trái phép vàng từ Campuchia về Việt Nam.

Quá trình điều tra xác định: Trần Thị Thảo Trang, Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa, Trương Văn Liêm, Trương Thái Nguyên là các chủ tiệm vàng và Dương Công Cường có thỏa thuận chuyển tiền USD từ Việt Nam sang Campuchia và mua vàng của Tuốt, Hía, Pha Na (đang sinh sống tại Campuchia) chuyển về Việt Nam.

Tuốt, Hía, Pha Na thuê Hạnh vận chuyển tiền USD, vàng giao cho Vân, Nghĩa, Cường và Nguyên để Nguyên giao lại cho Trang với tiền công vận chuyển, cứ 100.000USD là 70 USD, mỗi kg vàng là 15 USD.

Để vận chuyển tiền USD, vàng qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia, Hạnh thuê và phân công Mai Thị Ngọc Phấn, Phạm Tấn Lộc trực tiếp liên hệ với Nguyên, Cường, Vân, Nghĩa nhận tiền USD, giao vàng và nhận tiền công vận chuyển. Lộc, Bạch Vân kiểm đếm số lượng tiền USD, vàng rồi cùng Hoàng Út, Võ Văn Trung, Nguyễn Hữu Phước, Trần Văn Hải, Trần Văn Minh vận chuyển USD sang Campuchia và nhận vàng vận chuyển về nhà của Hạnh để giao lại cho các tiệm vàng.

Trong quá trình vận chuyển gần 51kg vàng từ Campuchia về Việt Nam, các đối tượng đã bị lực lượng Công an tỉnh An Giang bắt quả tang.

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.