Xứ cờ hoa với nỗi ám ảnh “súng ma”
Bạo lực súng đạn là nỗi ám ảnh thường trực với nước Mỹ suốt nhiều năm qua. Nỗi ám ảnh ấy phần nào được hình thành bởi sự gia tăng chóng mặt của những khẩu súng tự chế, mà người Mỹ vẫn gọi là “súng ma”.
Theo CNN, đầu tháng 12-2024, ông Brian Thompson, CEO của công ty bảo hiểm Mỹ UnitedHealthcare đã bị sát hại bằng súng ngay giữa trung tâm New York. Nghi phạm được xác định là Luigi Mangione, 26 tuổi và bị bắt sau 5 ngày gây án. Tuy nhiên, việc xác định danh tính, vị trí để bắt giữ Mangione không hề dễ dàng, do nghi phạm gây án bằng một khẩu súng tự chế, khiến cảnh sát gặp nhiều khó khăn trong truy dấu thông qua thông tin đăng ký sử dụng súng.
Vụ bắt giữ nghi phạm Mangione gợi lại vấn đề liên quan tới súng ma, vốn gây nhiều chú ý trong những năm gần đây, nhất là sau khi hàng chục nghìn khẩu súng ma được thu hồi tại hiện trường các vụ phạm tội và bạo lực trên khắp nước này.
Giữa tuần qua, dư luận một lần nữa phải giật mình trước những con số liên quan tới súng ma do Cơ quan kiểm soát rượu, thuốc lá, súng và thuốc nổ (ATF) của Mỹ công bố. Theo đó, từ năm 2017 đến 2023, số lượng súng ma do tư nhân tự chế được thu hồi tại hiện trường các vụ án ở Mỹ nhưng không thể truy tìm nguồn gốc đã tăng gần 16 lần. Cụ thể hơn, nghiên cứu của ATF cho thấy, trong giai đoạn này có tới 92.702 khẩu súng ma được tìm thấy tại hiện trường các vụ phạm tội và báo cáo với cảnh sát.
![]() |
Biển cấm sử dụng súng được dán tại một con phố ở New York, Mỹ. Ảnh: NPR |
Theo CNN, "súng ma" có hai đặc tính. Trước hết, những khẩu súng này không có số seri, khiến chúng không thể bị theo dõi một cách hiệu quả và cản trở khả năng của cơ quan thực thi pháp luật trong việc theo dõi lịch sử các loại vũ khí được thu hồi tại hiện trường vụ án. Thứ hai, việc sở hữu một khẩu "súng ma" không đòi hỏi phải kiểm tra lý lịch, vốn là yêu cầu thông thường khi mua súng tại Mỹ. Những năm gần đây, "súng ma" thường được chế tạo bằng cách sử dụng các bộ dụng cụ được bán trên mạng. Đến năm 2022, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra một quy định mới yêu cầu những bộ dụng cụ này phải có số seri và tiến hành kiểm tra lý lịch đối với người mua.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho rằng, "súng ma" trở nên “đặc biệt hấp dẫn” đối với những đối tượng nguy hiểm và bị cấm sử dụng súng, bởi bản chất “không thể truy tìm” của loại vũ khí tự chế này. “Súng ma đã trở thành vũ khí mà những người bị cấm mua súng lựa chọn, bao gồm tội phạm, những người bị kết án trọng tội không thể bước vào cửa hàng súng và mua súng, cũng như những thanh thiếu niên còn quá trẻ để mua súng”, Eric Tirschwell, một quan chức thuộc tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ việc kiểm soát vũ khí Everytown for Gun Safety, giải thích thêm.
Trên website của mình, Đài phát thanh NPR (Mỹ) cho biết, trong thập kỷ qua, "súng ma" đã được sử dụng trong nhiều vụ án giết người, bạo lực gia đình, cướp bóc, sát hại nhân viên thực thi pháp luật, xả súng hàng loạt và xả súng ở trường học trên khắp nước Mỹ.
Theo Đạo luật Kiểm soát súng năm 1968 của Mỹ, công dân Mỹ được phép chế tạo súng để sử dụng cá nhân. Hãng tin CBS News trước đây đưa tin rằng, "súng ma" có thể được chế tạo với chi phí dưới 200USD, trong khi giới chức Mỹ đưa ra mức chi phí trung bình vào khoảng 500USD. Ông Marvin Richardson, khi còn giữ chức Quyền Giám đốc ATF vào năm 2022, từng chia sẻ với CBS News: “Bạn có thể mua một hộp các bộ phận của súng và lắp ráp chúng lại với nhau thành một khẩu súng. Và tôi đã xem video trên YouTube, nơi bạn có thể thấy mọi người thực hiện việc đó trong thời gian kỷ lục: 20, 30 phút”.
Trong nỗ lực giải quyết mối lo ngại về bạo lực súng đạn, chính quyền của Tổng thống Joe Biden và một số tiểu bang đã thực hiện các bước đi nhằm trấn áp sự gia tăng của những khẩu súng ma không được kiểm soát. Mặc dù vậy, đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi, khiến nỗi ám ảnh từ những khẩu "súng ma" chưa biết khi nào mới thôi đeo bám nước Mỹ.
TRUNG DŨNG
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.