• Click để copy

Ý kiến của giáo viên, nhà trường về chọn sách giáo khoa không được tôn trọng

Phát biểu tại hội trường Quốc hội, sáng 1-6, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho biết, theo phản ánh thì ý kiến của giáo viên, nhà trường về chọn sách giáo khoa không được tôn trọng.

Cử tri không đồng tình với thái độ tiếp thu ý kiến phê bình về sách giáo khoa

Bày tỏ sự quan tâm về vấn đề đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) ghi nhận nỗ lực rất lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chỉ đạo biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa mới theo đúng tiến độ mà các nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

 Các đồng chí chủ tọa, thư ký tại phiên họp sáng 1-6.

 Các đồng chí chủ tọa, thư ký tại phiên họp sáng 1-6.

Những vướng mắc về nhân sự và tài chính mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành giáo dục nói chung khó một mình giải quyết, làm một việc được cả nước đặt kỳ vọng rất lớn là đổi mới giáo dục, nhưng cả 2 yếu tố quan trọng nhất-người và tiền-đều không chủ động được thì khó có thể làm tốt. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng cho rằng, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, thanh tra sâu sát, phát hiện khó khăn, vướng mắc, sai phạm và kịp thời trao đổi với lãnh đạo địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có biện pháp tháo gỡ, xử lý thì những khó khăn, vướng mắc, sai phạm ấy không phải không có cách giải quyết.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, về sai sót trong một số cuốn sách giáo khoa và khả năng thiếu sách giáo khoa trong năm học sắp tới, thái độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà xuất bản trong việc tiếp thu ý kiến phê bình mới là điều khiến cử tri lo lắng, dư luận không đồng tình. Hầu hết các ý kiến phê bình góp ý không được các nhà xuất bản và Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời. Một số trường hợp được trả lời thì không đúng thực tế. 

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu ví dụ, trong văn bản trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn, đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu nhiều vấn đề về sách giáo khoa. 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu nhiều vấn đề về sách giáo khoa. 

Tuy nhiên, theo phản ánh của giáo viên nhiều trường, sách chưa được thay bằng sách mới. “Muốn biết thông tin nào đúng, thông tin nào sai, chỉ cần kiểm tra hồ sơ thẩm định sách là rõ. Nếu sách được sửa chữa thì việc sửa chữa diễn ra vào thời gian nào?”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu câu hỏi. 

Trong thư trả lời chất vấn mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tái khẳng định ý kiến của đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong buổi làm việc với Phó thủ tướng vào chiều 10-5-2023. Theo đó, tính đến ngày 30-4-2023, tỷ lệ in sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các khối lớp 4, 8, 11 đạt 79%, trong khi đó trên thực tế ngày 5-5-2023, Nhà xuất bản này mới có công văn mời thầu in sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 để nhập các kho sách ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng. Thời gian mở thầu là 9 giờ ngày 21-5-2023. Như vậy, có nghĩa là số lượng 79% sách giáo khoa mà Nhà xuất bản báo cáo với Phó thủ tướng đã được in trước khi đấu thầu, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy phân tích.

Thiếu minh bạch trong lựa chọn sách giáo khoa

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, tình trạng thiếu minh bạch, khách quan, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, của nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc chọn sách giáo khoa mà báo chí phản ánh bắt nguồn từ Thông tư số 25 ngày 26-8-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại phiên họp sáng 1-6. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại phiên họp sáng 1-6. 

Thông tư tuy có đề ra quy trình chọn sách từ cấp cơ sở trở lên nhưng trao quyền bỏ phiếu quyết định chọn sách của mỗi môn học cho một hội đồng 15 người mà không hề có quy định là khi một cuốn sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục lựa chọn với tỷ lệ như thế nào thì hội đồng có trách nhiệm chọn cuốn sách ấy.

“Tôi được nhiều giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phản ánh trong việc chọn sách giáo khoa ý kiến của giáo viên và nhà trường không được tôn trọng, thậm chí nhiều tổ chuyên môn, nhiều trường còn phải làm lại biên bản chọn sách cho phù hợp với ý kiến cấp trên, tôi có địa chỉ cụ thể của những giáo viên và cán bộ quản lý này”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho hay.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, điều đáng lo ngại nhất là việc lựa chọn sách thiếu minh bạch, khách quan, chẳng những không khuyến khích được sự thi đua giữa các tổ chức, cá nhân biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sách giáo khoa, có lợi cho người dạy và học mà còn có khả năng khuyến khích cạnh tranh không lành mạnh, dần dần làm sai lệch chủ trương xã hội hóa, thậm chí xóa bỏ việc xã hội hóa trong lĩnh vực này, trở lại tình trạng độc quyền như cũ.

 Quang cảnh Hội trường Diên Hồng sáng 1-6.

 Quang cảnh Hội trường Diên Hồng sáng 1-6.

Trên cơ sở đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm; Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương rà soát, sửa đổi ngay quy định bất hợp lý của Thông tư 25.

Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét việc sửa đổi Luật Giáo dục để tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa tài liệu học tập đã được nêu trong Nghị quyết 29 của Trung ương và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa đã được quy định trong Nghị quyết 88 của Quốc hội.

MAI DƯƠNG LÂM

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.