Ẩm thực Việt - bản sắc và hội nhập
Trong khi ẩm thực là một trong những con đường gần nhất để đưa văn hóa, hình ảnh Việt Nam tới thế giới, khẳng định sức mạnh mềm của dân tộc thì ẩm thực Việt lại chưa có được vị trí xứng đáng với tiềm năng. Muốn ghi dấu ấn, ngành ẩm thực buộc phải tiệm cận với thế giới, đặc biệt về chuyển đổi số trong khi vẫn giữ gìn cái gốc là bản sắc văn hóa.
Có nền tảng thuận lợi để vươn tầm thế giới
Nói đến ẩm thực Việt, chúng ta không khỏi tự hào bởi tình yêu của bạn bè thế giới ưu ái dành cho. Không chỉ tươi ngon, ẩm thực Việt còn được đề cao bởi tính chất hài hòa và tốt cho sức khỏe. Các tín đồ ẩm thực, những chuyên gia hàng đầu đều đánh giá cao nên không có gì ngạc nhiên khi 5 năm liên tiếp (từ 2019 đến 2023), Việt Nam chiến thắng ở nhiều hạng mục do tổ chức World Travel Awards (Giải thưởng Du lịch thế giới) bình chọn (World Travel Awards được ví như giải Oscar của ngành du lịch thế giới) cùng hàng loạt giải thưởng danh giá khác. Các chuyên gia có chung nhận định rằng ẩm thực Việt có nền tảng thuận lợi để vươn tầm thế giới, xuất hiện trên những bàn ăn đẳng cấp.
Tuy nhiên, ông Mã Thành Danh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KIDO, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn quốc tế CIB phân tích: "Chúng ta cũng chưa có các chuỗi nhà hàng nào trong khi Lào, Campuchia... đều có. Tôi từng hỏi chủ cửa hàng bánh mì Quỳnh Hoa của TP Hồ Chí Minh tại sao không phát triển thành chuỗi nhà hàng để gia tăng giá trị thương hiệu. Họ nói rằng vì mỗi người trong dòng họ quản lý một cửa hàng và phong cách quản lý cũng khác nhau, trong khi làm chuỗi cần có sự thống nhất". Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Chi hội Nhà hàng Việt Nam thì ẩm thực Việt nói chung, các nhà hàng, quán ăn nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn từ sau dịch Covid-19. Các con số thống kê cho thấy số lượng các nhà hàng của Việt Nam biến động đáng kể, mô hình kinh doanh có nhiều sự thay đổi...
Triển lãm quốc tế về thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng và cung ứng dịch vụ diễn ra cuối tháng 11-2023 tại Hà Nội, là cơ hội giới thiệu về ẩm thực Việt. |
Thay đổi để phát triển
Ẩm thực đóng góp to lớn trong việc thu hút du khách đến với mỗi vùng đất, điểm đến. Ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đánh giá: Ẩm thực có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cảm xúc cho du khách ở mỗi điểm đến. Do đó, ngành nhà hàng, ẩm thực không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế-xã hội mà còn đóng góp cho việc xây dựng hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên thế giới.
Kể câu chuyện từ nhà hàng của mình, bếp trưởng Hoàng Tùng, nhà sáng lập nhà hàng T.U.N.G Dining đồng tình cho rằng, chuyển đổi số vô cùng quan trọng vì khi nấu ăn cho vài người, 10 người hoàn toàn khác cho 50 người hay 100 người. Việc quản lý nhân viên cũng vậy. Những việc này đòi hỏi nhiều hơn và phải theo một phương thức hoàn toàn khác. Chuyển đổi số trong du lịch, cụ thể là tối ưu trải nghiệm của khách hàng thông qua đặt món, quy trình quản lý nhà hàng, hướng tới những đầu bếp sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI)... sẽ đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru, thuận lợi, thu hút khách hàng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để tồn tại cũng như định hướng phát triển bền vững trong một thị trường khốc liệt, tận dụng sức mạnh về công nghệ trong kỷ nguyên số và hiệu quả từ kinh tế xanh nhằm nâng cao năng suất vận hành, tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng tối đa trải nghiệm của khách hàng là kinh nghiệm được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công. Theo ông Chử Hồng Minh, ẩm thực Việt hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm này bên cạnh việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Chi hội Nhà hàng Việt Nam cũng triển khai các dự án chú trọng chuyển đổi số, hợp tác nước ngoài, đào tạo nhân lực... nhằm giúp ẩm thực Việt tận dụng tốt các lợi thế, tăng hiệu quả cạnh tranh.
Bài và ảnh: THANH TÙNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.