Ấn Độ thoát tình trạng nghèo cùng cực
Viện Brookings của Mỹ xác nhận, Ấn Độ đã chính thức xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực, thể hiện qua việc tỷ lệ nghèo giảm mạnh trong khi tiêu dùng hộ gia đình gia tăng.
Báo cáo công bố mới đây của Viện Brookings do hai tác giả Surjit Bhalla, Karan Bhasin thực hiện, đánh giá đây là kết quả của chính sách mạnh mẽ mà Chính phủ Ấn Độ áp dụng để tái phân phối, đưa đến tăng trưởng toàn diện mạnh mẽ ở quốc gia Nam Á này trong thập kỷ qua.
Mới đây, Ấn Độ đã công bố dữ liệu tiêu dùng chính thức cho giai đoạn 2022-2023, trong đó ước tính tỷ lệ nghèo dựa trên khảo sát chính thức đầu tiên cho Ấn Độ trong hơn 10 năm. Dữ liệu cho thấy, tăng trưởng tiêu dùng bình quân đầu người thực tế ở mức 2,9% mỗi năm kể từ năm 2011 đến 2012. Theo đó, mức tăng trưởng ở nông thôn là 3,1%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 2,6% ở thành thị. Dữ liệu cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng ở cả thành thị và nông thôn đã giảm mạnh chưa từng có.
Theo Brookings, tăng trưởng cao và mức độ bất bình đẳng giảm mạnh là những yếu tố kết hợp giúp xóa đói, giảm nghèo ở Ấn Độ. Cụ thể, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo cùng cực, tức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua (PPP), đã giảm từ 12,2% trong giai đoạn 2011-2012 xuống còn 2% trong giai đoạn 2022-2023, tương đương giảm 0,93 điểm phần trăm mỗi năm. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn là 2,5% trong khi tỷ lệ nghèo ở thành thị giảm xuống còn 1%.
![]() |
Người dân chăn nuôi gia súc ở Bandai (Ấn Độ). Ảnh: AFP/TTXVN |
Đáng chú ý, những ước tính này không tính đến lương thực miễn phí (lúa mì và gạo) do chính phủ cung cấp cho khoảng 2/3 dân số, cũng như việc sử dụng giáo dục và y tế công cộng. Dữ liệu cho thấy số lượng người nghèo ở Ấn Độ thấp hơn đáng kể ở cả hai ngưỡng nghèo cùng cực 1,9 USD/ngày và ngưỡng nghèo 3,2 USD/ngày so với ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB).
Bên cạnh đó, các tác giả cho rằng, mức tăng trưởng tiêu dùng tương đối cao hơn ở khu vực nông thôn không phải là điều đáng ngạc nhiên do sự thúc đẩy chính sách mạnh mẽ về tái phân phối thông qua nhiều chương trình được tài trợ công.
Brookings đánh giá cao sứ mệnh quốc gia trong việc xây dựng nhà vệ sinh và nỗ lực bảo đảm khả năng tiếp cận phổ cập với điện, nhiên liệu nấu ăn hiện đại và gần đây nhất là nước máy, một trong những chính sách thúc đẩy tiêu dùng.
Báo cáo của Brookings nhấn mạnh: “Dữ liệu chính thức hiện xác nhận rằng Ấn Độ đã xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực. Đây là bước tiến đáng khích lệ và tác động tích cực đến tỷ lệ nghèo đói toàn cầu”.
PHƯƠNG NAM
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.