• Click để copy

Ba cuộc khủng hoảng làm rung chuyển chiến dịch bầu cử Mỹ

Diễn biến mới trong cuộc chiến ở Trung Đông, hai cơn bão tàn khốc và cuộc đình công của công nhân cảng trên khắp nước Mỹ. Ba cuộc khủng hoảng diễn ra đồng thời ngay đầu tháng 10 đã gây không ít bối rối cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, đồng thời khiến hai ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng là ông Donald Trump, ứng viên Đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris, ứng viên Đảng Dân chủ phải thay đổi lịch trình cũng như chiến lược của họ.

Khủng hoảng bất ngờ đầu tiên trong tháng 10 là siêu bão Helene đã tàn phá miền Đông Nam nước Mỹ, khiến hơn 200 người thiệt mạng. Đối phó với cuộc khủng hoảng thiên nhiên này, cách tiếp cận của hai ứng cử viên tổng thống đã làm nổi bật sự khác biệt của họ. Bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương, ông Trump đã đến thành phố Valdosta, bang Georgia - khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Helene. Tại đây, cựu Tổng thống Mỹ nói rằng đất nước đang trải qua những tuần cận kề bầu cử, song điều đó không còn quan trọng trong thời điểm khủng hoảng và người dân cần sự giúp đỡ. Ông Trump cũng tận dụng cơ hội này chỉ trích chính quyền đương nhiệm phớt lờ và không làm tròn bổn phận để khắc phục hậu quả cơn bão Helene.

Ba cuộc khủng hoảng làm rung chuyển chiến dịch bầu cử Mỹ
Hai ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 - bà Kamala Harris và ông Donald Trump. Ảnh: BBC 

Trong khi đó, Phó tổng thống Kamala Harris vẫn ở Washington, nơi bà phát biểu trước toàn quốc từ trụ sở Cơ quan liên bang chịu trách nhiệm ứng phó với thiên tai (FEMA) và cùng Tổng thống Biden tham dự các cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng trước khi tới bang Georgia vào ngày 2-10. Khi máy bay của bà Kamala Harris hạ cánh ở bang Georgia thì Tổng thống Joe Biden cũng bay tới bang Bắc Carolina để thăm trung tâm hoạt động khẩn cấp ở Raleigh, sau đó bay tới vùng núi phía Tây bang Bắc Carolina.

Georgia và Bắc Carolina là hai trong số 7 bang chiến địa quan trọng có khả năng quyết định kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5-11 tới. Và hẳn nhiên, những cơn bão có thể ảnh hưởng đến cách cử tri bỏ phiếu - không chỉ ảnh hưởng đến quan điểm của họ về vai trò của chính phủ trong một thế giới bất ổn mà còn ảnh hưởng đến khả năng đi bầu cử của họ. Trước khi bão Helene đổ bộ vào hai bang này, hàng chục nghìn cư dân đã phải di dời, trong khi các bưu điện và phòng bỏ phiếu đóng cửa, tạm ngừng dịch vụ.

Khi những tác động kinh tế do cơn bão Helene gây ra vẫn còn đang được nghiên cứu thì siêu bão Milton với những trận cuồng phong lại sầm sập đổ bộ vào bang Florida của nước Mỹ. Đây là cơn bão tồi tệ nhất đổ bộ vào Florida trong hơn 100 năm qua và hậu quả mà nó gây ra chưa thể lường hết được.

Cũng trong đầu tháng 10, cuộc đình công có sự tham gia của khoảng 45.000 công nhân đã làm tê liệt 36 cảng từ Maine đến Texas. Đây là cuộc đình công đòi tăng lương và bảo vệ những vị trí việc làm có nguy cơ bị sa thải do tự động hóa mà Hiệp hội nhân viên bốc xếp quốc tế (ILA) phát động lần đầu tiên kể từ năm 1977, sau khi các cuộc đàm phán với Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX) - tổ chức đại diện cho các công ty vận tải biển và công ty vận hành cảng - bị đình trệ. Cuộc đình công lại một lần nữa tấn công mạng lưới vận tải biển vào thời điểm mạng lưới này vẫn chưa phục hồi sau các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ.

Tổng thống Biden và Phó tổng thống Harris ngay sau đó đã chỉ thị cho nhóm công tác của mình chuyển thông điệp trực tiếp đến cả hai bên liên quan rằng họ cần ngồi vào bàn đàm phán với mục tiêu nhanh chóng đạt được thỏa thuận công bằng. Việc hai bên đạt được thỏa thuận sơ bộ về tiền lương và nhất trí gia hạn hợp đồng lao động chính đến ngày 15-1-2025 đã tháo “ngòi nổ” khủng hoảng nhưng chưa hẳn triệt để. Vấn đề này chắc chắn sẽ là thách thức đối với tổng thống tương lai của nước Mỹ trước lễ nhậm chức vào tháng 1 năm sau.

Một cuộc khủng hoảng khác cũng đang là tâm điểm trong chiến dịch tranh cử của các ứng viên Tổng thống Mỹ. Ngày 1-10, vài giờ sau cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, ông Trump đã đưa ra tuyên bố gay gắt: "Thế giới đang chìm trong biển lửa và đang ngày càng mất kiểm soát. Chúng ta không có người lãnh đạo, không có ai điều hành đất nước".

Cùng thời điểm đó, Tổng thống Biden và phó tướng Kamala Harris đang cố gắng truyền tải hình ảnh về sự ổn định. Sau các cuộc gặp tại Nhà Trắng liên quan tới vụ phóng tên lửa của Iran, bà Kamala Harris tuyên bố ủng hộ Israel. “Điều quan trọng là Mỹ sát cánh cùng Israel chống lại Iran - quốc gia gây ra mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ và nhân viên Mỹ trong khu vực”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên kênh ABC, tối 1-10.

Các nhà quan sát cho rằng, trước ngày bỏ phiếu bầu tổng thống 5-11 tới, cử tri Mỹ sẽ đặc biệt quan sát các ứng viên xử lý khủng hoảng như thế nào. Lá phiếu của cử tri sẽ quyết định tới sự thành-bại của các ứng cử viên. Điều này đã được kiểm chứng trên thực tế. Khi bão Katrina tàn phá vịnh Mexico năm 2005, hậu quả của nó mang lại rất khác nhau. Thảm họa thiên tai này đã khởi đầu sự nghiệp của Haley Barbour - Thống đốc Đảng Cộng hòa lúc bấy giờ của bang Mississippi, đồng thời nhấn chìm sự nghiệp của người đồng nhiệm Đảng Dân chủ Kathleen Blanco ở bang Louisiana lân cận. “Khủng hoảng buộc các ứng cử viên thay đổi và đó là lý do tại sao cả ông Trump và bà Harris đều cố gắng thể hiện mình là ứng cử viên của sự thay đổi, sẽ hoàn thành công việc của người đứng đầu đất nước” - David Wasserman, nhà phân tích của bản tin Cook Political Report nhấn mạnh.

PHƯƠNG LINH

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.