Bắc Yên thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Là một huyện miền núi, đại đa số là đồng bào dân tộc ít người, đời sống bà con chủ yếu dựa vào sản phẩm nông, lâm nghiệp. Những năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo đã có những kế hoach, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với thực tế địa phương dần từng bước tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế và cũng là bước đệm cho chương trình mỗi xã một sản phẩm mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả.
Chè San tuyết sản phẩm đặc trưng của địa phương sản phẩm có vị rất riêng của vùng thổ nhưỡng khí hậu mát lạnh.
Theo bà Dương Thị Lan Hương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Yên:
Bắc Yên đã và đang thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/08/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình Mỗi xã một sản phẩm và Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 05/06/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc Phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Với mục tiêu phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm Chương trình OCOP theo hướng ổn định và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” (tiêu chí 11, 12, 13) trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trong 03 năm (2019, 2020, 2021) UBND huyện Bắc Yên đã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nguyên tắc, mục tiêu, trình tự các nội dung của chương trình OCOP. Hàng năm đã Ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện và Hội nghị triển khai Chu trình OCOP được triển khai đến các xã, thị trấn và toàn thể các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện; huyện cũng đặt nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP là chương trình chỉ đạo xuyên suốt của Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện; Thành lập Tổ OCOP để giúp việc cho Ban Chỉ đạo; Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩn cấp huyện theo hướng dẫn và bố trí 01 cán bộ chuyên trách thực hiện Chương trình OCOP.
7 sản phẩm được ghi nhận
Hai sản phẩm “Trà Xanh Mây; Măng Trúc muối ớt Háng Đồng’ là sản phẩm OCOP làm điểm của tỉnh năm 2019. (Đạt 4 sao đối với sản phẩm Măng trúc muối ớt Háng đồng, 4 sao đối với Trà xanh Mây).
Măng muối ớt Háng Đồng.Trà Xanh Mây.
Ba sản phẩm Táo Sơn tra khô (đạt 3 sao); Tinh dầu sả ZaVa (đạt 4 sao), Trà xanh Thiện (đạt 4 sao) cấp tỉnh năm 2020.
Sơn Tra sấy khô.
Đối với sản phẩm Rượu Hang Chú, Thảo quả sấy khô hiện nay đã đánh giá chu trình tại cấp huyện. (đạt 4 sao đối với sản phẩm rượu Hang Chú và 3 sao đói với Thảo quả sấy khô). Hiện nay đã hoàn tất thủ tục trình Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đánh giá phân hạng năm 2022.
Bà Lan Hương cho biết thêm,Qua 03 năm thực hiện cho thấy, các chủ thể tham gia chương trình OCOP đã được nâng cao trình độ, năng lực; chất lượng sản phẩm OCOP đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; sản phẩm OCOP được quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại và tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn, được người tiêu dùng đánh giá cao và đã góp phần tích cực phát triển kinh tế vùng nông thôn.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, khó khăn bởi: Chương trình OCOP là một Chương trình mới được triển khai mở rộng trong giai đoạn 2019 đến 2021 nên trong quá trình thực hiện còn gặp phải những khó khăn, lúng túng nhất định; Quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, giá thành cao; Hợp tác xã hoạt động chế biến và buôn bán, lưu thông, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công còn hạn chế; Các ý tưởng về sản phẩm đến từ cơ sở còn "nghèo nàn", chưa có tính độc đáo và còn trùng lặp về sản phẩm.
Việc hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình các chủ thể chưa thực hiện đúng và đủ; Giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp đang tăng mạnh, giá nông sản không theo kịp, dẫn đến nông dân không còn hăng hái với sản xuất nông nghiệp; Khó khăn về nguồn vốn vay đầu tư vào hoạt động sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu; Huyện chưa có điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm dân đến việc tiêu thụ và liên kế thiêu thụ hạn chế đặc biệt là các điểm du lịch; Do tình hình dịch bệnh Covid 19 vừa qua diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Sản phẩm vẫn được bày bán theo kiểu truyền thống.
Địa phương có những đặc thù riêng, khó khăn là vậy nhưng có nhiều điểm có lợi thế để phát triển du lịch
Rừng Nguyên Sinh (giáp ranh với Yên Bái) đẹp ma mị như trong truyện cổ tích.
Điều kiện khí hậu cũng là một lợi thế cho địa phương: Xác định Chương trình OCOP gắn với lợi thế về phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Bắc Yên có diện tích rộng lớn với điều kiện khí hậu phân bố rỗ rệt, có hệ sinh thái đa dạng, sản phẩm phong phú (như phát triển các sản phẩm mang tính dược liệu; Thảo Quả, Sa Nhân, nghệ vàng, nghệ đỏ, gừng, tam thất, Hà thủ Ô, sả ngoài ra còn có Quả sơn tra…), ngoài ra gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP là việc phát triển lĩnh vực du lịch, Trong đó đặt biệt là vùng Cao cảnh quan đẹp (như Thiên Đường Mây, Sống lưng Khủng Long, các cánh rừng nguyên sinh đây là những tiềm năng, lợi thế để huyện Bắc Yên thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với du lịch đạt kết quả cao.
Sống lưng khủng long (Tà Xùa , Băc Yên) cũng là nơi để các bạn yêu thích khám phá thiên nhiên tới săn mây.
Người dân nhận thức khá đầy đủ về ý nghĩa tốt đẹp của chương trình OCOP
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có nhãn mác thương hiệu và vươn ra ngoài phạm vi địa phương. Chương trình có giá trị xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới có chiều sâu, bền vững. nên được người dân rất hưởng ứng, tập trung phát triển vùng nguyên liệu sẵn có từ trước.
Bà Dương Thị Lan Hương, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Bắc Yên Giới thiệu sản phẩm OCOP. Ảnh: Văn NgọCác chủ thể tham gia hưởng ứng trong quá trình thực hiện. Tham gia các lớp tập huấn, phối hợp với các cơ quan liên quan, đơn vị tư vấn trong quá trình đánh giá thực trạng các sản phẩm và đề ra các phương pháp phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Địa phương chung tay hỗ bằng những việc làm thiết thực, trợ nâng cao năng lực sản xuất liên kết sản xuất, chế biến, chuẩn hóa sản phẩm (đảm bảo an toàn thực phẩm, chuẩn hóa sản phẩm về quy cách, đóng gói, bao bì, tem nhãn truy xuất nguồn gốc, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, xây dựng vùng nguyên liệu ...) đối với các sản phẩm chủ lực .
“Tới đây, huyện sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn nữa theo Kế hoạch số 04/KH-BCĐ ngày 25/01/2022, BCĐ các chương trình mục tiêu Quốc gia về việc Kiểm tra chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và gian hàng chưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát và có hướng dẫn các đơn vị chủ thể hoàn thiện hơn nữa chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Đồng thời trong thời gian tới tiếp tục phát triển các sản phẩm mới” bà Hương khẳng định và luôn tin tưởng những định hướng đúng đắn của các cấp lãnh đạo.
Linh Tuệ
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.