• Click để copy

Chú trọng phát triển chuyên ngành truyền nhiễm

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đương đầu với sự xuất hiện và lan truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, cả thế giới chứng kiến sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Những biến động đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cũng như chú trọng phát triển nhân lực cho chuyên ngành truyền nhiễm.

Đã có chính sách khuyến khích, động viên người học 

Trong bối cảnh hiện đại và toàn cầu hóa, các mối đe dọa liên quan đến bệnh truyền nhiễm, nhất là những bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và có khả năng lan rộng ra tất cả quốc gia. Bởi vậy, việc giám sát nhằm phát hiện sớm và xác định được những yếu tố nguy cơ là một trong những giải pháp then chốt mà các quốc gia cần lưu ý. Tuy nhiên, thời gian qua, chuyên ngành truyền nhiễm lại chưa được quan tâm đúng mức. Mới đây, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã đề cao vai trò đào tạo nhân viên y tế trong lĩnh vực truyền nhiễm. Tại buổi công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), GS, TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: “Luật quy định cụ thể chính sách của Nhà nước trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Có chính sách khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu. Hỗ trợ 100% học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành trên nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước”.

Chú trọng phát triển chuyên ngành truyền nhiễm

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: MAI THANH 

GS, TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo y học dự phòng và Y tế công cộng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: "Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chú trọng đến chuyên ngành truyền nhiễm là cơ hội tốt cho ngành, có thể hấp dẫn được sinh viên và học viên. Tuy nhiên, mới chỉ dừng ở việc hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt thì chưa đủ. Bởi, sau khi ra trường, làm việc ở những khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện, nhân viên y tế có nguy cơ cao bị lây bệnh, trong khi chế độ đãi ngộ thấp nên rất ít người còn trụ lại được với nghề. Theo đó, ngoài việc hỗ trợ, Nhà nước cần nâng cao chế độ đãi ngộ cho những nhân viên làm trong môi trường truyền nhiễm”.

Cần đãi ngộ xứng đáng bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm

Theo bác sĩ Vũ Quốc Đạt, giảng viên Bộ môn Truyền nhiễm (Trường Đại học Y Hà Nội), thành viên Mạng lưới đánh giá và ứng phó về lâm sàng các bệnh mới nổi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Mỗi năm chỉ có khoảng 25 bác sĩ được đào tạo chuyên ngành truyền nhiễm. Con số này quá là ít ỏi. Nếu chúng ta tính tổng số bệnh viện tại Việt Nam khoảng 1.200 cơ sở, theo đúng quy định thì mỗi cơ sở phải có 1 khoa truyền nhiễm, mỗi khoa cần tối thiểu 4 bác sĩ truyền nhiễm thì chúng ta còn thiếu khoảng hơn 4.000 bác sĩ truyền nhiễm. Mặt khác, mặc dù Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định các bệnh viện đa khoa từ tuyến huyện trở lên phải có khoa truyền nhiễm, nhưng do các bệnh viện không thiết lập được khoa truyền nhiễm nên không thiết lập được vị trí việc làm cho người học và ít người muốn học để vào làm vị trí đó. Đó là lý do vì sao số người đi học chuyên ngành truyền nhiễm tương đối ít bởi nếu có học xong cũng không có khoa truyền nhiễm để họ làm việc.

Là bác sĩ hoạt động lâu năm trong chuyên ngành truyền nhiễm, PGS, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng: Hiện nay, các dịch bệnh lây nhiễm nguy hiểm mới nổi, tái nổi luôn rình rập, tạo gánh nặng cho ngành y tế, trong khi chuyên ngành truyền nhiễm chưa được chú trọng, đầu tư và quan tâm đúng mức về cơ sở vật chất, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực chuyên sâu, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, Nhà nước, Bộ Y tế cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho những khoa truyền nhiễm trong các bệnh viện (phòng bệnh bảo đảm điều kiện cách ly, đủ dung dịch sát khuẩn, tiệt trùng, khẩu trang, quần áo bảo hộ...), nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm để chẩn đoán sớm và xét nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu. Ngoài ra, hệ thống y tế dự phòng cần củng cố lực lượng chống dịch từ y tế Trung ương đến cơ sở, tạo thành mạng lưới phòng dịch vững chắc. Đội ngũ nhân lực làm việc trong chuyên ngành truyền nhiễm cần có chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, nâng cao trình độ để đáp ứng với tình hình mới, tránh khủng hoảng nhân lực như hiện nay.

HÀ VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.