Chuyên gia “bật mí” phương pháp ôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử
Với kinh nghiệm 16 năm giảng dạy và nghiên cứu môn Lịch sử, Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương, Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử về phương pháp ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử hiệu quả.
Theo Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương, để đạt kết quả cao môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, các sĩ tử cần có phương pháp, chiến lược ôn thi khoa học và hiệu quả. Bởi đây là môn học truyền tải một khối lượng kiến thức, đòi hỏi học sinh phải có lối tư duy, phân tích nên học thuộc lòng là chưa đủ.
“Thí sinh nên lấy kiến thức trong sách giáo khoa làm gốc, vì kiến thức cơ bản đã có đầy đủ trong sách giáo khoa. Nếu nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa các thí sinh có thể đạt được 7,5 đến 8 điểm. Phần câu hỏi nâng cao có trong đề thi cũng dựa trên nền tảng kiến thức sách giáo khoa với mục đích phân hóa, đòi hỏi thí sinh cần lập luận, tư duy, có sự phán đoán chính xác”, Tiến sĩ Lan Hương cho biết.
Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương bật mí phương pháp ôn thi môn Lịch sử. Ảnh do nhân vật cung cấp |
Cũng theo Tiến sĩ Lan Hương, để có thể chinh phục được những câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao trước hết thí sinh phải mở rộng kiến thức. Kiến thức này thí sinh có thể tham khảo từ tư liệu lịch sử trên báo chí, sách lịch sử của các tác giả có kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy hay tìm hiểu lịch sử ngay trong đời sống, xã hội. Từ đó, các thí sinh sẽ hệ thống theo sơ đồ tư duy dựa trên kiến thức đã có và bổ sung những kiến thức mở rộng.
Tiến sĩ Lan Hương nhấn mạnh, thí sinh cần dành thời gian để tập trung học, tổng rà soát lại kiến thức trước khi làm đề tránh tình trạng gây hoang mang khi chưa hiểu rõ nội dung thi. Tần suất làm đề ở mức độ vừa phải, trong quá trình thi thử nếu thấy sai hoặc không chắc ở câu hỏi nào sẽ quay lại phần kiến thức đó và ôn tập bằng cách sơ đồ hóa ngắn gọn nội dung kiến thức.
Đến thời điểm này, việc luyện đề thi không phải là mới bắt đầu. Bởi thí sinh đã kết hợp học kiến thức và làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan song hành từ rất sớm. Tiến sĩ Lan Hương cho biết: “Quá trình luyện đề được chia làm 2 giai đoạn. “Giai đoạn đầu, luyện đề theo kiến thức, tức là học đến nội dung nào sẽ làm bài kiểm tra để nắm vững kiến thức đó. Giai đoạn 2 là sau khi học xong kiến thức cơ bản, thí sinh sẽ luyện trên đề tổng hợp. Vậy nên, các em có khoảng 3 tháng để luyện đề tổng hợp. Trong quá trình luyện đề phải kết hợp chặt chẽ với việc học ôn lại kiến thức từ cơ bản đến nâng cao”.
Tiến sĩ Lan Hương tại phòng làm việc. Ảnh do nhân vật cung cấp |
Ngoài ra, ở giai đoạn này, nhiều thí sinh có xu hướng muốn tìm thêm các đề tham khảo. Nguồn đề cũng rất phong phú, thí sinh nên tham khảo trong ngân hàng đề thi chính thức, đề thi minh họa tốt nghiệp THPT của những năm trước và đề thi thử của các tỉnh, thành trên cả nước. Trong khi làm đề, thí sinh cần biết cách phân tích từng câu hỏi trong đề thi, khoanh mốc thời gian, gạch chân từ khóa quan trọng để tránh nhầm lẫn sự kiện.
Đặc biệt, Tiến sĩ Lan Hương dành lời khuyên cho các sĩ tử trong những ngày cuối cùng, không nên bổ sung quá nhiều kiến thức, nên ôn tập nhẹ nhàng để giảm căng thẳng. Bên cạnh đó cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trước khi bước vào kỳ thi quan trọng. Thí sinh cần chuẩn bị sẵn tâm thế tự tin, bình tĩnh, không để vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến quá trình làm bài.
PHƯƠNG NINH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.