• Click để copy

Dấu hiệu đáng ngờ rửa tiền-khó lượng hóa

Khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), nội dung nhận được nhiều ý kiến của đại biểu là dấu hiệu đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, dấu hiệu đáng ngờ liên quan tới hành vi rửa tiền được quy định ở rất nhiều điều khoản trong dự luật, liên quan tới nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, các dấu hiệu đó hầu như chỉ là định tính, không có định lượng cụ thể nên rất khó áp dụng trong thực tiễn.

Giải trình về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, các dấu hiệu đáng ngờ liên quan tới hành vi rửa tiền quy định trong dự thảo luật đã được cơ quan soạn thảo tổng hợp kinh nghiệm và tính phổ biến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Cơ quan soạn thảo cũng cân nhắc tới yếu tố đặc thù về hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm... của Việt Nam; đồng thời dự phòng trường hợp quy định mang tính định lượng rõ ràng trong luật có thể khiến các chủ thể tham gia giao dịch tìm cách lách luật.

Dấu hiệu đáng ngờ rửa tiền-khó lượng hóa

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Ảnh: hanoimoi.com.vn 

Dấu hiệu đáng ngờ liên quan tới hành vi rửa tiền quả là rất khó để định lượng cụ thể. Bởi khái niệm “đột biến” hay “lớn bất thường” trong giao dịch tùy thuộc vào thu nhập của từng đối tượng cụ thể. Giao dịch tiền gửi ngân hàng khoảng vài tỷ đồng với người không có thu nhập thường xuyên, hoặc thu nhập thường xuyên rất thấp đã có dấu hiệu đáng ngờ, nhất là trong bối cảnh trên địa bàn vừa xảy ra một hành vi tội phạm như trộm cắp. Tuy nhiên, cũng với giao dịch ngân hàng vài tỷ đồng, nhưng với một doanh nhân có khối tài sản rất lớn thì dấu hiệu đáng ngờ ở đây lại hầu như không có. Các giao dịch về tài chính, chứng khoán, bất động sản hay bảo hiểm cũng tương tự như vậy. Giá trị của một giao dịch tuy bằng nhau nhưng với nhóm người này thì có dấu hiệu đáng ngờ cao, với nhóm người khác thì không phải là dấu hiệu đáng ngờ.

Ví dụ, trên địa bàn một vùng nông thôn vừa xảy ra vụ trộm đột nhập tiệm vàng, lấy cắp một số lượng lớn vàng. Một thời gian sau, một người không có thu nhập ổn định mang một lượng lớn tiền tới ngân hàng gửi tiết kiệm. Đây là dấu hiệu đáng ngờ cần phải được ghi nhận. Bởi việc gửi tiền vào ngân hàng là một thủ thuật rửa tiền kinh điển. Lúc này, tổ chức tín dụng nhận khoản tiền gửi này phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền (theo dự thảo luật là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) về dấu hiệu đáng ngờ, áp dụng các biện pháp tạm thời để phục vụ công tác điều tra được tiến hành thuận lợi, kịp thời.

Bởi thế, thay vì đòi hỏi phải lượng hóa dấu hiệu đáng ngờ liên quan tới hành vi rửa tiền, có lẽ chúng ta cần nghĩ tới những giải pháp để nâng cao trách nhiệm của người có trách nhiệm, phải kịp thời báo cáo dấu hiệu đáng ngờ với cơ quan chức năng, để mọi hành vi rửa tiền đều được phát hiện và xử lý, đáp ứng các khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2025), chiều 8-4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov

Sáng 8-4 (theo giờ địa phương), tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương
Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước theo Chỉ thị 08 của Bộ Công Thương

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có Công văn số 319/TTTN-NV ngày 05 tháng 4 năm 2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần bình ổn thị trường, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua

Ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.

Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống

Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.