• Click để copy

Đẩy lùi đạo lạ ra khỏi xã vùng sâu

Sớm phát hiện tổ chức“Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” xâm nhập, hoạt động tại xã Đắk Plao (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) ảnh hưởng đến an ninh - trật tự tại cơ sở, lực lượng chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi đạo lạ trái phép.

Đắk Plao là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Nông với 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn xã hiện có 22,13% hộ nghèo, 16,05% hộ cận nghèo. Hoạt động của tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” làm cuộc sống của người dân nơi đây phần nào bị xáo trộn. Nghe theo lời dụ dỗ của đối tượng xấu, các thành viên trong gia đình ông SSK ở thôn 5, xã Đắk Plao bỏ sinh hoạt tôn giáo truyền thống để đi theo "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ". Ngoài những quy định như không để bàn thờ gia tiên, phải từ bỏ gia đình,... hằng tháng người tham gia sinh hoạt đạo lạ này phải nộp 10% số tiền thu nhập của bản thân để dâng lễ.

Đẩy lùi đạo lạ ra khỏi xã vùng sâu
Lực lượng chức năng đến nhà người dân xã Đắk Plao (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) tuyên truyền cảnh giác với tà đạo.

Với chiêu trò dụ dỗ, dọa dẫm trúng tâm lý, chỉ trong thời gian ngắn, cái gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ đã lôi kéo được 28 người dân xã Đắk Plao, chủ yếu ở thôn 5 tham gia. Thời gian đầu, Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ tổ chức truyền đạo và sinh hoạt tập trung, liên tục thay đổi cách thức hoạt động để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Họ sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh để liên lạc và cất giữ tài liệu.

Bám sát địa bàn, Công an huyện Đắk Glong sớm phát hiện tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan Nhà nước công nhận hoạt động trên địa bàn, thu giữ những tài liệu không rõ nguồn gốc. Công an huyện Đắk Glong đã phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý việc tụ tập tuyên truyền, sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật, mời làm việc, đấu tranh với các đối tượng cầm đầu, cốt cán.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng công an huyện Đắk Glong cho biết: “Nắm được thông tin về hoạt động của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ", Công an huyện đã cử lực lượng xác minh và đánh giá mức độ nguy hiểm, hành vi của các đối tượng. Bên cạnh đó, Công an huyện cũng chủ động tham mưu cho Huyện ủy chỉ đạo các ban, ngành, chính quyền địa phương phối hợp thực hiện các giải pháp để kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của tổ chức đối với địa bàn. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan quyết liệt đấu tranh, kết hợp tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tổ chức này để vận động nhân dân cảnh giác, tránh bị các đối tượng lôi kéo vào tổ chức”.

Cùng với việc đấu tranh, Công an huyện, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động những người bị lôi kéo trở lại sinh hoạt tôn giáo đã được pháp luật cho phép. Ông Giàng A Sì, Trưởng thôn, người có uy tín ở thôn 5, xã Đắk Plao, chia sẻ: “Đời sống người dân thôn 5, xã Đắk Plao chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng người dân tuân thủ pháp luật, chăm chỉ làm ăn. Thôn 5, xã Đắk Plao có 156 hộ, hơn 910 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông từ tỉnh Lào Cai vào sinh sống. Biết có một số người dân sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ", tôi cùng với ban tự quản thôn đến từng gia đình vận động người dân trở về sinh hoạt thuần túy”.

Ông Lê Văn Hào, Phó chủ tịch UBND xã Đắk Plao cho biết: “Khi đạo lạ xuất hiện, địa phương phối hợp với cơ quan chức năng, người uy tín tuyên truyền người dân hiểu bản chất, trở lại sinh hoạt tôn giáo được pháp luật cho phép. Nhờ đó, người dân đề cao cảnh giác, sẵn sàng tố giác, trình báo khi phát hiện có đối tượng hoạt động trên địa bàn. Đến nay, hầu hết những người lầm lỡ bị dụ dỗ đi theo "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" đã quay về sinh hoạt đạo thuần túy. "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" hiện cũng không còn sinh hoạt tập trung trên địa bàn xã”.

Theo ông Bùi Văn Tâm, Trưởng ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, tỉnh có 11 tổ chức tôn giáo đang hoạt động với hơn 273.000 tín đồ. Những năm qua, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, tuân thủ đúng pháp luật. Trước tình hình đạo lạ xuất hiện, Ban Tôn giáo tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo, kiên quyết không để tà đạo, đạo lạ hoạt động trái phép. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng có nhiều giáo dân, tín đồ, giúp người dân nâng cao hiểu biết, không tin, không nghe theo kẻ xấu.

Bài và ảnh: LÊ BẢO

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).