Doanh nghiệp Đức đẩy mạnh sử dụng robot
Theo Reuters, tại doanh nghiệp sản xuất phụ tùng máy móc S&D Blech, người đứng đầu bộ phận mài vừa nghỉ hưu. Với tình trạng thiếu lao động trầm trọng ở Đức, rất ít ứng viên muốn đảm nhận công việc chân tay đòi hỏi sự lành nghề nhưng nguy hiểm này. Vì vậy, S&D Blech quyết định sử dụng robot thay thế con người ở vị trí này.
Các công ty vừa và nhỏ khác ở Đức cũng đang chuyển dần sang tự động hóa khi lực lượng lao động thuộc thế hệ “bùng nổ trẻ em” thời hậu chiến (những người sinh ra trong giai đoạn 1946-1964), đến tuổi nghỉ hưu. Công ty Rolec chuyên sản xuất hệ thống bảo vệ thiết bị điện tử công nghiệp và thiết bị điều khiển đã mua robot đầu tiên vào năm ngoái để có thể duy trì hoạt động sản xuất cả vào ban đêm. Công ty mới mua thêm robot thứ hai và có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào tự động hóa.
Dữ liệu chính thức cho thấy khoảng 1,7 triệu việc làm ở Đức không tuyển dụng được ứng viên trong tháng 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho biết, hơn một nửa số công ty đang đau đầu tìm cách lấp các vị trí việc làm bỏ trống. Điều này ước tính gây tổn thất cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu gần 100 tỷ euro (109 tỷ USD) mỗi năm.
Robot đang được vận hành ở nhà máy của công ty Rolec. Ảnh: Reuters |
Ông Henning Schloeder, Giám đốc điều hành (CEO) Công ty S&D Blech nói rằng vấn đề khan hiếm lao động đã thúc đẩy công ty ông tự động hóa và số hóa trong nhiều năm qua. Ông lưu ý làn sóng nghỉ hưu của lao động thế hệ “bùng nổ trẻ em” sẽ làm trầm trọng thêm thách thức thiếu lao động có tay nghề vốn đang gây khó khăn cho lĩnh vực sản xuất và nghề thủ công. Theo ông Schloeder, rất khó để tìm một người đứng đầu bộ phận mài không chỉ vì vị trí này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và còn vì đó là “công việc vất vả mà không ai muốn làm nữa”. Quá trình mài bằng máy sẽ dẫn đến nhiệt độ cao và tiếng ồn liên tục, trong khi những tia lửa phát ra có thể gây nguy hiểm.
Theo Liên đoàn Robot quốc tế, khoảng 26.000 robot đã được lắp đặt ở Đức vào năm ngoái-con số này chỉ thấp hơn năm 2018, trước khi đại dịch Covid-19 làm chậm lại mức tăng trưởng của nền kinh tế Đức. CEO Ralf Winkelmann của công ty robot FANUC cho biết hãng đã bán khoảng 50% robot do Nhật Bản sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức.
DƯƠNG NGUYỄN
Tin mới
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.