• Click để copy

Đồng minh của Mỹ và nỗi lo hậu tranh luận Biden - Trump

Màn thể hiện yếu thế của Tổng thống Joe Biden tại cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên với người tiền nhiệm Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang gây nên hệ lụy không đáng có.

Đương kim Tổng thống Mỹ hy vọng sẽ tạo động lực mới cho nỗ lực tái tranh cử bằng cách đồng ý tranh luận thậm chí hai tháng trước khi chính thức được đề cử. Tuy nhiên, dù có gần một tuần lui về khu nghỉ dưỡng để cùng đội ngũ của mình chuẩn bị, ông Biden được cho là vẫn để ông Trump “ghi điểm”. Trong suốt 90 phút tại trường quay ở thành phố Atlanta, bang Georgia, ông Biden thường xuyên vấp váp khi nói, dừng lại giữa câu để sắp xếp từ ngữ, trả lời lướt một số điểm, hoặc ngập ngừng hoặc bỏ dở câu trả lời. Ngay cả trước khi cuộc tranh luận diễn ra, tuổi tác vị tổng thống 81 tuổi của Đảng Dân chủ đã là một điều băn khoăn của nhiều cử tri.

Đồng minh của Mỹ và nỗi lo hậu tranh luận Biden - Trump
Tổng thống Mỹ Joe Biden trao đổi với lãnh đạo NATO tại một hội nghị ở Madrid (Tây Ban Nha) năm 2022. Ảnh: AP 

Trong một bài phân tích đăng ngày 1-7, CNN cho biết các đồng minh ở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và châu Âu không lo ngại về việc ông Biden không thể đưa ra quyết định, hoặc ông sẽ đưa ra các chính sách nguy hiểm hay hành động kịch tính nào đó. Họ cũng chẳng cần suy nghĩ về việc ông Trump có thể thắng nhiệm kỳ thứ hai hay không, dù rằng các nước vẫn có sự chuẩn bị cho khả năng này. “Tuy nhiên, điều mà các đồng minh của Mỹ lo lắng nhất là sự bất ổn ở xứ cờ hoa vào thời điểm nhạy cảm này”, CNN nêu rõ.

Sau một đêm khởi đầu đầy khó khăn đối với Tổng thống Biden, đã xuất hiện làn sóng thúc giục ông rút lui khỏi cuộc chạy đua tổng thống năm nay ở cả các nhà lập pháp và nhà tài trợ cho Đảng Dân chủ, chứ không riêng gì phe đối lập. Theo CNN, chính diễn biến này khiến các đồng minh của Washington lo ngại rằng việc thay thế một ứng cử viên vào cuối chu kỳ bầu cử có thể tạo điều kiện cho các quốc gia đối địch đả kích hệ thống dân chủ Mỹ. “Những sự thể hiện nhỏ được cho là điểm yếu này tạo cơ hội để đối thủ tuyên truyền, gieo rắc sự chia rẽ ở Mỹ và chính phương Tây thông qua thông tin sai lệch”, CNN bày tỏ quan ngại.

Nhiều câu hỏi được dành cho Tổng thống Mỹ đương nhiệm, như: Liệu ông có thể thúc đẩy những việc như viện trợ cho Ukraine thông qua Hạ viện không? Liệu ông có đủ vốn chính trị để thực hiện hành động có thể không được ủng hộ ở Trung Đông hoặc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nếu những khu vực đó tiếp tục bất ổn? Và liệu một dấu hỏi về quyền lực của Nhà Trắng có khuyến khích các đối thủ toàn cầu hành động quyết liệt hơn ở sân sau của Mỹ? Từ đây, CNN đưa ra khuyến nghị rằng, để xử lý tất cả những thách thức này một cách hiệu quả, đòi hỏi phải có sự ổn định. Và sự ổn định ở đây được định nghĩa là Washington cần phải có nhiều hơn sự ổn định và nhất quán về mặt chính trị.

Mặt khác, cùng với sự ủng hộ dành cho ông Biden, các đồng minh của Mỹ cũng có sự chuẩn bị cho kịch bản “Trump 2.0” nếu vị tỷ phú này trở lại Nhà Trắng và nhiều khả năng hủy các cam kết an ninh như ông từng đe dọa. Chẳng hạn, The Hill cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 này ở thủ đô Washington D.C, các đồng minh dự kiến thông báo liên minh quân sự sẽ thay Mỹ dẫn đầu nhóm điều phối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine cũng như sẽ cùng nhau bàn bạc việc kết nạp Kiev. Theo Giám đốc Viện McCain thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ) Evelyn Farkas, động thái trên thể hiện một nỗ lực để bảo đảm rằng ngay cả khi không có Mỹ, các mối quan hệ sẽ phát triển và các nền dân chủ vẫn hỗ trợ lẫn nhau.

Quả thực, nếu những ồn ào và nghi vấn về khả năng lãnh đạo của ông Biden còn tiếp tục nảy nở, thì những lo ngại từ các đồng minh của Mỹ là hoàn toàn có cơ sở.

VĂN HIẾU

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.