• Click để copy

EU với tiến trình mở rộng gây tranh cãi

Tiến trình mở rộng Liên minh châu Âu (EU) luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Tầm nhìn cụ thể về tương lai của tiến trình này đã được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel hé lộ trong bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn chiến lược Bled.

Theo đó, ông khẳng định mở rộng EU “không còn là một giấc mơ”, đồng thời kêu gọi EU sẵn sàng cho đợt mở rộng lớn vào năm 2030. Ông Michel cho biết, cả EU và các nước có nguyện vọng gia nhập cần phải sẵn sàng để có thể hoàn thành mục tiêu mở rộng vào năm 2030.

Vị quan chức EU cho biết, các nhà lãnh đạo của khối sẽ thảo luận về kế hoạch mở rộng tại cuộc họp tiếp theo của Hội đồng châu Âu vào tháng 10 tới, trong đó sẽ đưa ra lập trường về đề xuất khởi động các cuộc đàm phán với Ukraine và Moldova. Ngoài ra, một hội nghị thượng đỉnh EU-các nước Tây Balkan sẽ được triệu tập vào tháng 12 và được kỳ vọng là sự kiện đánh dấu việc trở lại bàn đàm phán của Bosnia-Herzegovina và Gruzia.

Lần mở rộng mới nhất của EU đã diễn ra cách đây 10 năm. Sau khi Croatia gia nhập vào năm 2013, EU chưa kết nạp thêm thành viên. Vậy đâu là động lực để EU quyết định mở rộng trong giai đoạn hiện nay? Theo tờ Politico, EU đang đứng trước những thách thức khi cục diện thế giới dần thay đổi dưới tác động của xung đột Nga-Ukraine. Chính điều này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo EU thực hiện kế hoạch mở rộng liên minh.

Hiện EU đang tiến hành các động thái để kết nạp thêm 8 thành viên vào liên minh 27 quốc gia. Nhưng các chuyên gia dự báo, nỗ lực mở rộng mang tính lịch sử này cũng tiềm ẩn những rủi ro cho EU. Tờ Politico ví việc EU kết nạp thêm các thành viên mới (có thể bao gồm cả Ukraine) cũng giống như việc mở ra chiếc hộp Pandora đầy thách thức.

EU sẽ cần phải tiến hành cải cách nội bộ sâu rộng và điều đó có thể gây ra nhiều năm đấu đá nội bộ gay gắt giữa các nước thành viên hiện tại. Tăng số lượng thành viên cũng có thể làm tăng áp lực với ngân sách EU, làm phức tạp thêm chính sách viện trợ khu vực cũng như quy trình ra quyết định của khối.

EU với tiến trình mở rộng gây tranh cãi

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phát biểu tại Diễn đàn chiến lược Bled ở Slovenia. Ảnh: wilsoncenter.org 

Bên cạnh đó, tiến trình mở rộng EU cũng đặt ra nhiều câu hỏi về lộ trình và cách thức thực hiện, trong đó bất ổn và những mâu thuẫn chưa được giải quyết giữa các nước ứng cử viên cùng sự chênh lệch về trình độ phát triển là trở ngại chính. Hiện 7 trong số 8 quốc gia ứng cử viên có GDP bình quân đầu người thấp hơn cả thành viên nghèo nhất EU. Việc kết nạp thêm các thành viên có khoảng cách phát triển quá xa có thể làm tăng những mắt xích yếu trong liên minh.

Liên quan tới quá trình gia nhập EU, những tranh cãi cũng xảy ra đối với khung thời gian kết nạp thành viên. Một số ý kiến cho rằng EU đang ưu tiên Ukraine hơn các quốc gia Balkan. Để đạt được mục tiêu trở thành thành viên EU, Bắc Macedonia đã phải chờ đợi 18 năm, Montenegro khoảng 13 năm và Serbia là 11 năm. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã chờ đợi tới hơn 30 năm. Thế nhưng Ukraine-quốc gia xin gia nhập vào tháng 2-2022 lại được trao tư cách quốc gia ứng cử viên EU chỉ sau 4 tháng. Thủ tướng Albania Edi Rama từng bày tỏ lo ngại rằng việc Ukraine được ưu tiên xem xét có thể sẽ châm ngòi cho những tranh cãi khi các nước vùng Balkan đã chờ đợi tư cách thành viên trong nhiều thập kỷ. Thậm chí không loại trừ khả năng điều này sẽ đẩy các quốc gia ứng cử viên khác xích lại gần Nga hơn.

Theo đánh giá của trang Politico, hiện nay, một vấn đề quan trọng khác đặt ra cho EU là việc cải cách quy trình kết nạp, bởi một đợt mở rộng lớn sẽ rất khó xảy ra nếu quy trình vẫn theo lối mòn. Cứ nhìn vào lộ trình gia nhập EU của các nước Tây Balkan sẽ thấy. Năm nay là tròn 20 năm kể từ khi Tuyên bố Thessaloniki ra đời, vạch ra lộ trình ban đầu để các nước Tây Balkan có thể gia nhập EU. Thế nhưng đến nay, các quốc gia này vẫn mơ hồ về khung thời gian chính xác có thể bước chân vào ngôi nhà chung châu Âu.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu khẳng định, để hoàn tất việc gia nhập EU, các ứng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về nhiều lĩnh vực, từ tư pháp đến kinh tế và đối ngoại, đồng thời giải quyết xong những xung đột song phương. Ngoài ra, các nước có nguyện vọng gia nhập cần áp dụng các giá trị cơ bản của EU về “quyền và phẩm giá, dân chủ và đoàn kết”. Ông Michel cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách quy trình kết nạp, dù điều này không dễ thực hiện.

Nói thêm về vấn đề này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận sự cần thiết phải thực hiện cải cách EU trước khi mở rộng, đồng thời ám chỉ điều này có khả năng hướng tới một liên minh “đa tốc độ”-một liên minh đa dạng về mức độ hòa nhập, về tốc độ phát triển, theo đó mở đường cho việc ra đời những tiêu chuẩn khác nhau đối với các nước thành viên, nới rộng đường vào ngôi nhà chung cho các quốc gia ứng cử viên.

NGỌC HÂN

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).