• Click để copy

Góc nhìn giáo dục: Giảm tải cho giáo viên từ các cuộc thi

Đối với giáo viên tiểu học thì việc quan trọng nhất cần phải ưu tiên là dành thời gian, sức lực, tâm huyết, trí tuệ để chăm lo dạy học, giáo dục, rèn luyện học sinh, góp phần củng cố, vun đắp cái gốc “trồng người” ngày càng vững chắc.

Tuy nhiên, những năm gần đây, một mặt do “bệnh phong trào” trong xã hội chưa có chiều hướng thuyên giảm, mặt khác, “bệnh thành tích” vẫn đeo bám dai dẳng ở các cơ sở giáo dục phổ thông khiến cho đội ngũ giáo viên có lúc phải gồng gánh thêm rất nhiều cuộc thi ở cả trong và ngoài trường học.

Nhận thấy mặt trái đó, mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu tinh giản các cuộc thi không cần thiết đối với giáo viên tiểu học để thầy cô có điều kiện về thời gian, công sức tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn sư phạm.

Góc nhìn giáo dục: Giảm tải cho giáo viên từ các cuộc thi
 Một tiết học của hội thi giáo viên dạy giỏi. (Ảnh: giaoduc.net)

Động thái trên đây của ngành giáo dục địa phương có số lượng giáo viên phổ thông lớn nhất nhì đất nước là việc làm kịp thời, cần thiết nhằm giảm tải cho các thầy, cô giáo. Vì thời gian qua, một bộ phận không nhỏ giáo viên phải tham gia nhiều cuộc thi của các ngành, các cơ quan, đoàn thể từ cấp phường, quận đến cấp thành phố. Thậm chí có những nhà trường hầu như tháng nào cũng phân công giáo viên tham gia các cuộc thi, như: Thi tìm hiểu lịch sử truyền thống; thi văn nghệ quần chúng; thi thiết kế thời trang tái chế; thi biểu diễn thời trang áo dài; thi cắm hoa nghệ thuật; thi thiết kế xe đạp hoa-tuyên truyền, vận động người dân không xả rác; thi tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS... Đáng nói hơn, càng những lúc cao điểm như ngày lễ, dịp kỷ niệm (Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, lễ khai giảng...), giáo viên càng phải tham gia nhiều cuộc/hội thi nội bộ của trường.

Từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến nay, ngoài việc gánh “hàng tá” áp lực về phong trào, thành tích, thi đua, đổi mới phương pháp giảng dạy theo sách giáo khoa mới còn phải tham gia quá nhiều cuộc thi khiến giáo viên càng thêm mệt mỏi. Đấy là chưa kể những áp lực vô hình như khi đi thi thì phải cố gắng đoạt giải này, danh hiệu nọ để làm “mở mày mở mặt” nhà trường và vui lòng lãnh đạo ban giám hiệu.

Việc yêu cầu giáo viên phải hưởng ứng, tham gia quá nhiều cuộc/hội thi là biểu hiện của “bệnh phong trào”, chạy theo tâm lý đám đông, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn sư phạm của đội ngũ nhà giáo tại trường, tác động không thuận đến hiện thực hóa tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Giáo viên tiểu học mỗi ngày đâu phải chỉ lo soạn thảo giáo án, sổ sách đầy đủ và thường xuyên kèm cặp, giáo dục, giảng dạy, chỉ bảo, uốn nắn học trò từng li từng tí để mong các em chăm ngoan học tốt, kính thầy yêu bạn, lễ phép với người lớn mà phần đông thầy cô cũng còn gánh cả nỗi lo cơm áo gạo tiền cho gia đình, con cái. Nghĩa là ngoài giờ học trên lớp, mỗi khi bước chân ra khỏi cổng trường thì mỗi nhà giáo cũng phải đối mặt, giải quyết biết bao vấn đề trong cuộc sống. Thấu hiểu điều này để giảm bớt những việc ngoài sư phạm không thiết thực cũng là một cách chia sẻ, động viên, khích lệ đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác, gắn bó với nghề, dành trọn tâm huyết, trí tuệ, sức lực chăm lo sự nghiệp “trồng người” phát triển bền vững.

DƯƠNG YÊN

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.