• Click để copy

Hà Nội chốt ngày khánh thành cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

UBND TP Hà Nội vừa thống nhất phương án tổ chức Lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa vào ngày 30-6.

Theo đó, dự kiến lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch sẽ được tổ chức vào 6 giờ sáng ngày 30-6-2023, tại khu vực trên mặt cầu vượt hướng từ Phạm Ngọc Thạch đi Chùa Bộc, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Để bảo đảm giao thông, an ninh trật tự tại lễ khánh thành, UBND TP Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp, hướng dẫn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố khẩn trương thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục để đưa công trình xây dựng vào sử dụng theo quy định của pháp luật; hoàn thiện tổ chức giao thông bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn giao thông và thuận tiện cho phương tiện tham gia giao thông. 

Ngày 30-6, khánh thành cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch.

Ngày 30-6, khánh thành cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch.

Đồng thời, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và các đơn vị liên quan thống nhất phương án tổ chức phân luồng bảo đảm giao thông; bố trí, sắp xếp vị trí đỗ xe, hướng dẫn các phương tiện ra vào khu vực tổ chức buổi lễ.

Công an thành phố có phương án, bố trí lực lượng giữ gìn an ninh trật tự; chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tổ chức buổi lễ khánh thành công trình. 

UBND quận Đống Đa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan dọn dẹp, vệ sinh môi trường, không để người dân đổ rác, vật liệu phế thải; phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tổ chức lễ khánh thành công trình.

UBND thành phố cũng đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết để buổi lễ được diễn ra trang trọng, tiết kiệm.

Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch có quy mô xây dựng cầu vượt bằng kết cấu thép lắp ghép, cầu vượt trực thông dạng chữ C theo hướng đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch. Kết cấu nhịp cầu dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép, chiều cao dầm thép 1,2m.

Dự án được thực hiện nhằm nâng cao năng lực giao thông qua nút giao ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực; tăng cường năng lực giao thông trên các tuyến đường qua nút giao, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hình thành hạ tầng giao thông khung của TP Hà Nội.

Hiện Dự án cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch đã tháo dỡ hàng rào quây để hoàn thiện thi công các phần việc cuối cùng, lên phương án tổ chức giao thông, chuẩn bị thông xe.

Tin, ảnh: QUỐC TRÍ

Bài liên quan

Tin mới

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.