Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp
Ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết: Hiện nay, các đối tượng vi phạm lợi dụng môi trường thương mại điện tử để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp. Các cơ quan, lực lượng chức năng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, bắt giữ và xử lý.
Sáng nay, 04/8, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chống buôn lậu 06 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị. Ảnh Đức Minh.
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố là trưởng Ban Chỉ đạo 389 các địa phương và thành viên; lãnh đạo cấp vụ của các bộ, cơ quan liên quan.
Số vụ việc và trị giá vi phạm đều giảm
Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết: Trong 06 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2021).
Trong đó: có 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72% so với cùng kỳ năm 2021); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72%); 1.019 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 90,61%); thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng từ xử lý các vụ việc vi phạm.
Báo cáo đánh giá, Bộ Tài chính đã làm tốt vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tham mưu triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bên cạnh đó, cơ quan thường trực tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương; đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng của bộ chủ động triển khai nhiều kế hoạch chuyên đề, giải pháp đấu tranh, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, mặt hàng nổi cộm như: ma túy, vũ khí, pháo nổ, xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, xì gà, phân bón, vật tư nông nghiệp, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong thẩm quyền quản lý triển khai nhiều giải pháp để chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Cụ thể, lực lượng hải quan đã tham mưu và trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với một số mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, than, đường cát, thuốc lá điếu; tập trung kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm như: thủ tục hải quan điện tử, hàng hóa chuyển cảng, chuyển cửa khẩu vận chuyển độc lập, tạm nhập tái xuất, gia công đầu tư nước ngoài,...
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo cơ quan thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác quản lý thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại; tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế GTGT; tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm
Đánh giá những vấn đề còn tồn tại, ông Lê Thanh Hải cho rằng: Các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử là tất yếu, đa dạng. Hiện nay, việc các đối tượng vi phạm lợi dụng môi trường thương mại điện tử để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra khá thường xuyên, công khai và phức tạp. Các cơ quan, lực lượng chức năng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, bắt giữ và xử lý.
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị chức năng còn buông lỏng, coi nhẹ công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giao phó cho các lực lượng chức năng; thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đôn đốc dẫn đến kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt được thấp, các vi phạm xảy ra trên địa bàn kéo dài, chậm xử lý, còn có cán bộ sai phạm.
Chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, cơ chế, chính sách, pháp luật còn chồng chéo, nhiều kẽ hở để đối tượng lợi dụng vi phạm...
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành thành viên, lực lượng chức năng cần chủ động công tác nắm tình hình, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra phát hiện xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đánh trúng, đánh đúng đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây ổ nhóm tụ điểm phức tạp nhằm răn đe và phòng ngừa chung.
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát những khó khăn vướng mắc, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời, từng bước hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu sẵn có phục vụ mục tiêu chung trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,...
H.T (t/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.