Khắc họa vẻ đẹp cao quý sen Việt
Triển lãm “Nghệ thuật sen Việt 2023-Vẻ đẹp thuần khiết”, được Hồi đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UNESCO tổ chức tại Hà Nội đã mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thưởng lãm thêm yêu cuộc sống, yêu con người, vượt qua mọi hoàn cảnh, lấy sức mạnh và yêu thương làm người bạn, người đồng hành thuần khiết, tô bồi ước vọng tương lai.
Sen được đề nghị coi là quốc hoa của Việt Nam. Sen cũng mang nhiều đặc tính hướng Phật. Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Trong các loài hoa, ít có loài hoa nào lại mang vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế, thanh cao và có sức sống mãnh liệt như hoa sen. Có lẽ cũng vì vậy mà từ ngàn xưa trong lịch sử, hoa sen đã trở thành biểu tượng của tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam chúng ta. Với Phật giáo, hoa sen là biểu tượng tâm linh tối thượng. Hoa sen chỉ cho Phật tính vốn có trong mỗi con người, tâm thanh tịnh, sự thuần khiết. Biểu tượng cho trí tuệ và triết lý cao siêu của đấng giác ngộ”.
Khán giả tham quan Triển lãm “Nghệ thuật sen Việt 2023-Vẻ đẹp thuần khiết”. |
Hoa sen đẹp, mang nhiều ý nghĩa nhưng vẽ sen để hòa quyện và làm thanh tịnh tâm hồn lại không dễ. Có người nói rằng, vẽ sen không nên quá rực rỡ, bung tỏa bởi sen phải có chút kín đáo. Nhưng nếu vẽ sen, kể cả sen tàn mà thâm trầm, u uất thì cũng không đúng với khí chất của loài hoa này. Vì thế, vẽ sen tưởng dễ mà lại không hề đơn giản. 75 bức tranh về hoa sen trong Triển lãm “Nghệ thuật sen Việt 2023-Vẻ đẹp thuần khiết” của họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức mang đến cho người xem cảm giác thanh tịnh, làm đẹp tâm hồn. Bức tranh sơn dầu “Liên hoa tịnh cảnh” đưa người xem đến một đầm sen ngát hương với những bông sen hồng vươn lên tỏa hương, những nụ sen mới nhú, lá sen già cỗi bên những lá sen còn xanh tươi lấp lánh sương mai. Đầm sen trải dài tít tắp, xa xa là dãy núi mờ sương, không ranh giới giữa cây cỏ hoa lá và đất trời.
Tất cả cùng hòa nhập với một trạng thái phiêu diêu thoải mái, nhẹ nhàng, bình yên và tươi mới. Bức tranh như khắc họa cả một đời người và cuối cùng hướng Phật. Nếu “Liên hoa tịnh cảnh” là cả một đầm sen thì có những bức như “Có một tấm lòng” hay “Mưa sao băng” chỉ một bông sen giữa trời đất. Dẫu vậy, sen ở đó không mang nặng nỗi buồn cô đơn mà dành tâm trí để cảm đất trời, con người. Đến tham quan triển lãm, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương bày tỏ: “Những tác phẩm nghệ thuật này giúp mọi người hiểu hơn về hoa sen, gần gũi với hoa sen và yêu hơn các tác phẩm nghệ thuật văn hóa”.
Nói về tình yêu với hoa sen, họa sĩ Kim Đức chia sẻ: “Tôi yêu sen từ trong những câu chuyện cổ tích thần thoại, dường như từ khi có loài người thì đã có hoa sen. Biểu tượng về vẻ đẹp thánh thiện, khoan dung, thủy chung, kiên cường, cao quý đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai tốt lành, hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc của thế giới loài người. Cũng như bao người Việt Nam khác, tôi luôn tự hào về các giá trị tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của các ngôi chùa cổ trải dài khắp Việt Nam mà ở đó hình tượng sen là Phật. Các kiệt tác của lịch sử mỹ thuật của Việt Nam có thể kể đến như chùa Một Cột, tháp Cửu phẩm liên hoa, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Kim Liên, chùa Tây Phương, chùa Thầy... Hình tượng hoa sen thường được lồng ghép vào các chi tiết kiến trúc, trong các phù điêu đá tảng chân cột, bệ tượng và các họa tiết trang trí phong phú, lá sen là biểu tượng áo cà sa của nhà Phật cũng được khắc họa trong tác phẩm điêu khắc”.
Bài và ảnh: NHÃ NAM
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.