• Click để copy

Lầu Năm Góc tìm cách cứu đảo quân sự bị nước biển nhấn chìm

Cơn bão mạnh với những đợt sóng lớn quét qua đảo Roi-Namur, phá hủy hạ tầng, làm ngập đường băng, buộc 3/4 trong số 120 nhân viên trên đảo phải sơ tán. Roi-Namur là một trong những cơ sở quân sự nhạy cảm nhất hành tinh, bởi nơi đây chính là bãi thử tên lửa của Lầu Năm Góc.

WSJ dẫn báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, khoảng 1.700 trong tổng số hơn 5.000 cơ sở quân sự của Mỹ trên toàn thế giới nằm ở các khu vực ven biển dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất là Roi-Namur, một phần của chuỗi đảo san hô Kwajalein thuộc quần đảo Marshall, nằm giữa Hawaii và Australia.

Lầu Năm Góc tìm cách cứu đảo quân sự bị nước biển nhấn chìm
 
Lầu Năm Góc tìm cách cứu đảo quân sự bị nước biển nhấn chìm
Đảo quân sự Roi-Namur - một phần của chuỗi đảo san hô Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall. Ảnh: Flightsim.to 

Hòn đảo này là một phần của Khu thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo Ronald Reagan, nơi thử nghiệm tên lửa và hệ thống phòng thủ của Mỹ kể từ đầu thập niên 1950. Đây cũng là nơi Washington đặt trạm theo dõi các vệ tinh do thám và kích hoạt hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Roi-Namur chỉ cao hơn mực nước biển 3 feet (0,91m) và thường bị sóng đánh tràn gây ngập lụt mỗi khi có bão.

Duy trì hoạt động của các đảo quân sự với bối cảnh nước biển ngày càng dâng cao đi kèm những cơn bão cực đoan và thất thường đã trở thành trọng tâm trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Lầu Năm Góc trong chiến lược an ninh quốc gia. Chiến lược này bao gồm việc lập bản đồ mức độ dễ bị tổn thương của các đảo quân sự; phát triển các giải pháp tôn tạo, nâng cao công trình, cho đến phương pháp truyền thống như xây đê chắn sóng, dùng san hô như một lớp tường ngăn sóng...

Khoảng cách xa xôi từ chuỗi đảo san hô Kwajalein đến đất liền Mỹ khiến nơi đây được Lầu Năm Góc chọn làm bãi đáp cho những cuộc thử nghiệm tên lửa Minuteman III cũ kỹ. Sau khi loại bỏ đầu đạn hạt nhân, tên lửa Minuteman III được phóng đi từ căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California (Mỹ) cách đó khoảng 4.200 dặm. Tên lửa được lập trình sẵn để hạ cánh xuống vùng nước sâu gần bãi thử tên lửa trên chuỗi đảo Kwajalein, bảo đảm không gây thiệt hại cho các đảo.

Quần đảo Marshall đã chứng kiến 67 vụ thử bom hạt nhân của Mỹ, gần nhất là vào năm 1958. Thời gian qua, khu vực này được dùng để thử tên lửa hạt nhân và phóng các tên lửa do SpaceX chế tạo. Địa điểm này cũng đứng đầu danh sách ưu tiên của Lầu Năm Góc trong nỗ lực bảo tồn các căn cứ quân sự, nhất là trong bối cảnh Washington đang tích cực phát triển các hệ thống vũ khí mới. Các loại tên lửa siêu thanh, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, tên lửa đạn đạo liên lục địa Sentinel... đều được lên kế hoạch thử nghiệm tại đây.

Đối phó với tình trạng nước biển dâng gây ngập các đảo quân sự, một số quốc gia xử lý bằng cách đổ hàng triệu tấn cát, đá, sỏi để tôn tạo, nâng cao đảo hoặc xây đê bê tông chắn sóng. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và bảo trì đê chắn sóng cực kỳ tốn kém và tác động tiêu cực đến môi trường, chưa kể còn phải liên tục điều chỉnh theo thời gian và các yếu tố khác.  

Bởi những lý do này, Washington tập trung vào các giải pháp hướng tới thiên nhiên được coi là có chi phí rẻ hơn và bền vững hơn. Theo đó, Lầu Năm Góc yêu cầu Cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) phối hợp với Công binh Lục quân Mỹ (USACE), Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) và 3 trường đại học triển khai dự án Reefense sử dụng các sinh vật tự nhiên chọn lọc để tạo ra các rào cản nhằm giảm tác động của sóng lớn, giảm nguy cơ lũ lụt. Theo dự án, cuối năm nay, người ta sẽ xây một phần tường chắn sóng bằng san hô ngoài khơi biển Hawaii, nếu hiệu quả, việc xây dựng sẽ tiếp tục được thực hiện ngoài khơi biển Florida. Lầu Năm Góc cũng đã đầu tư ban đầu 71 triệu USD vào dự án xây 3 bức tường chắn san hô và nghiên cứu tác động của bão đối với chuỗi đảo Kwajalein. USGS cho hay, nếu không có các biện pháp kịp thời, nước biển có thể dâng cao 5 feet và nhấn chìm Roi-Namur vào cuối thế kỷ này.  

HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.