• Click để copy

Lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thực phẩm, trái cây sang Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ vừa phối hợp với Cơ quan tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) tổ chức hội thảo trực tuyến "Quy định của Ấn Độ về cấp giấy chứng nhận chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm".

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 30 doanh nghiệp, thương nhân cả Ấn Độ và Việt Nam.

Diễn giả của chương trình là Tiến sỹ Amit Sharma, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cơ quan tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ. Ông Amit Sharma đã có những trao đổi quan trọng về luật và hướng dẫn về vệ sinh an toàn tại Ấn Độ; Luật Đóng gói và ghi nhãn năm 2011.

Luật tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm 2006 (FSS) của Ấn Độ có phạm vi bao gồm toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, gia công, phân phối đến bán lẻ. Quy định áp dụng cho mọi loại thực phẩm, bao gồm thực phẩm chín, chưa qua xử lý, đã qua xử lý và một phần đã qua xử lý. Luật cũng đề cập đến thực phẩm kỹ thuật di truyền và thực phẩm hữu cơ, đồng thời kiểm soát chất liệu và nước sử dụng trong thực phẩm, bao gồm nước uống đóng chai và các sản phẩm tương tự.

Vai trò của FSSAI là xây dựng các quy định và thực hiện giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối, bán hàng và nhập khẩu thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn. FSSAI cũng thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng thực phẩm nhập khẩu và quy trình phân tích rủi ro. Các tiêu chuẩn cho các phụ gia thực phẩm, hóa chất gây ô nhiễm, chất gây ô nhiễm vi sinh, chiếu xạ thực phẩm và các yêu cầu về ghi nhãn cũng được quy định.

Theo quy định, các doanh nghiệp và cá nhân chỉ được kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm khi có giấy phép hoặc đăng ký. Việc vi phạm quy định này có thể dẫn đến án phạt 6 tháng tù và mức phạt 500.000 Rupi (tương đương khoảng 150 triệu VNĐ). Trách nhiệm về an toàn thực phẩm được chia sẻ giữa chính phủ trung ương và các bang. Các doanh nghiệp sẽ xin giấy phép hoặc đăng ký tại cấp bang hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh.

Một điểm đáng chú ý trong quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Ấn Độ là việc xây dựng Hệ thống kiểm tra rủi ro (Risk Based Inspection System - RBIS). Hệ thống này xác định các loại thực phẩm có mức rủi ro cao như sữa, thịt, cá,... và yêu cầu phải trải qua giai đoạn kiểm nghiệm, kiểm tra trước khi được cấp phép. Cơ quan chức năng đã phát triển hệ thống tần suất kiểm tra để ưu tiên các doanh nghiệp thực phẩm dựa trên rủi ro liên quan và tự động phân bổ nhiệm vụ kiểm tra cho các cán bộ thực thi. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua ứng dụng trực tuyến mang tên FoSCoRIS.

Ngoài ra, các quy định về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm cũng được quy định cụ thể trong Luật Đóng gói và ghi nhãn sửa đổi năm 2011 của Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm. Nhãn sản phẩm phải bao gồm thông tin như tên sản phẩm, danh sách thành phần, thông tin dinh dưỡng, kí hiệu thực phẩm chay hay không chay, phụ gia thực phẩm và màu, hương liệu được công bố cụ thể, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, hàm lượng tịnh và trọng lượng ráo nước, số lô, mã số,nhận dạng lô, ngày sản xuất, đóng gói, hạn sử dụng tốt nhất, nước xuất xứ của thực phẩm nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng.

Mục 25 của Đạo luật FSS, 2006 quy định về các sản phẩm nhập khẩu. Theo đó, không được nhập khẩu vào Ấn Độ bất kỳ thực phẩm nào không an toàn, ghi nhãn sai hoặc không đạt tiêu chuẩn, hoặc chứa chất lạ. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải có giấy phép theo các đạo luật, quy tắc hoặc quy định. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu cũng không được vi phạm bất kỳ quy định nào khác trong Đạo luật này hoặc các quy tắc và quy định ban hành dựa trên Đạo luật này.

Lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thực phẩm, trái cây sang Ấn Độ

Hội thảo trực tuyến đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hiểu rõ hơn về quy định của Ấn Độ về cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự tham gia của nhiều đại diện doanh nghiệp cũng cho thấy sự quan tâm và nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm.

Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại tại Ấn Độ cũng khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm sang thị trường Ấn Độ cần nghiên cứu kỹ thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định bởi Cục tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm và phải có mã số chứng nhận FSSAI của nhà nhập khẩu thì hàng hóa mới được nhập khẩu vào Ấn Độ, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn của việc ghi nhãn thực phẩm như sản phẩm chay, mặn, sản phẩm Halal...

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

Từ ngày 21 đến 27-9-2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.

Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3
Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

EU cấp 10 tỷ euro hỗ trợ các nước bị lũ lụt
EU cấp 10 tỷ euro hỗ trợ các nước bị lũ lụt

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vừa công bố gói hỗ trợ 10 tỷ euro của Quỹ Liên kết của Liên minh châu Âu (EU) cho các quốc gia Trung Âu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chiều 19-9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Quân sự thế giới hôm nay (20-9): Nga đặt mục tiêu sản xuất 1,4 triệu drone trong năm nay
Quân sự thế giới hôm nay (20-9): Nga đặt mục tiêu sản xuất 1,4 triệu drone trong năm nay

Quân sự thế giới hôm nay (20-9) có những nội dung sau: Nga đặt mục tiêu sản xuất 1,4 triệu drone trong năm nay; Đức sẽ duyệt chi 400 triệu Euro viện trợ cho Ukraine; Indonesia mua 4 trực thăng Airbus H145.