• Click để copy

Nga nêu điều kiện đối thoại với Ukraine

Ngày 15-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong gần 2 năm qua.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết trong cuộc điện đàm kéo dài gần 1 giờ, Thủ tướng Đức Scholz kêu gọi Nga tiến hành các cuộc đàm phán với Ukraine nhằm đạt được hòa bình lâu dài, đồng thời khẳng định quyết tâm của Berlin trong việc hỗ trợ Kiev “đến khi nào còn cần thiết”.

Theo ông Hebestreit, trước cuộc điện đàm này, Thủ tướng Scholz đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Vladimyr Zelensky và sẽ tiếp tục điện đàm với nhà lãnh đạo Ukraine sau cuộc điện đàm với ông Putin.

Nga nêu điều kiện đối thoại với Ukraine
 Xe tăng Leopard 2 chờ chuyển giao cho Ukraine tại thao trường ở Augustdorf, Đức. Ảnh: TTXVN

Trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội X, Thủ tướng Scholz đã đề nghị Tổng thống Nga chấm dứt các hoạt động quân sự tại Ukraine, cũng như thể hiện “sự sẵn sàng đàm phán” với Kiev. Hai bên cũng đã nhất trí duy trì liên lạc sau cuộc điện đàm trên.

Về phần mình, Điện Kremlin cho biết tại cuộc điện đàm, Tổng thống Nga nêu rõ Moscow sẵn sàng đối thoại nhằm giải quyết xung đột với Ukraine dựa trên các đề xuất mà Bộ Ngoại giao nước này công bố hồi tháng 6. Tuyên bố của Điện Kremlin nhấn mạnh: "Về triển vọng giải quyết xung đột bằng chính trị và ngoại giao, Tổng thống Nga lưu ý rằng phía Nga chưa bao giờ từ chối và vẫn để ngỏ khả năng nối lại các cuộc đàm phán”. Bất kỳ thỏa thuận nào liên quan cũng cần phải tính đến lợi ích an ninh của Nga.

Bên cạnh đó, hai bên còn đề cập tới mối quan hệ song phương. Tổng thống Nga khẳng định nước này luôn thực hiện nghĩa vụ liên quan đến năng lượng và sẵn sàng hợp tác nếu Berlin quan tâm.

Ông Scholz là lãnh đạo phương Tây đầu tiên điện đàm với Tổng thống Putin sau gần hai năm. Cuộc điện đàm gần nhất của lãnh đạo Nga và Đức diễn ra vào tháng 12-2022 và lần gần nhất hai bên gặp trực tiếp tại Moscow là vào ngày 15-2-2022.

TTXVN 

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.