Những lưu ý với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh ECOWAS áp dụng lệnh phong tỏa kinh tế với Niger
Để tránh các rủi ro, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Niger khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi tình hình chính trị tại Niger, trao đổi kỹ với đối tác, nhất là khâu thanh toán, vận chuyển hàng qua biên giới với Niger trong bối cảnh ECOWAS áp dụng lệnh phong tỏa kinh tế với nước này.
Ngày 30/7/2023, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tại Nigeria đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và đi lại đối với giới lãnh đạo quân sự Niger - những người đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum trong cuộc đảo chính hôm 28/7/2023.
ECOWAS cũng ra lệnh đình chỉ "ngay lập tức" mọi giao dịch thương mại và tài chính giữa các nước thành viên với Niger cũng như "đóng băng tài sản có của những người chịu trách nhiệm về quân sự có liên quan trong âm mưu đảo chính". Biên giới giữa các nước thành viên ECOWAS và Niger cũng bị đóng cửa kể từ ngày 30/7/2023.
Niger là quốc gia không giáp biển với diện tích gần 1,3 triệu km2, trong đó khoảng 80% nằm trong sa mạc Sahara. Niger có dân số khoảng 25,4 triệu người, hầu hết theo đạo Hồi, sống tập trung ở miền Nam và miền Tây nước này. Đây cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới, thường xếp hạng cuối về Chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc.
Do Niger nằm sâu trong lục địa, nên các hoạt động xuất nhập khẩu của nước này phải sử dụng cảng biển quá cảnh của những quốc gia láng giềng như Benin (cảng Cotonou) và Ghana (Tema), sau đó hàng hóa được chuyên chở bằng đường bộ qua biên giới chung.
Với các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, doanh nghiệp Niger và đối tác nước ngoài trong đó có Việt Nam, sẽ gặp gặp khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu cũng như thông quan hàng hóa trong thời gian nước này chịu lệnh cấm vận.
Để tránh các rủi ro, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Niger khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi tình hình chính trị tại Niger, trao đổi kỹ với đối tác, nhất là khâu thanh toán, vận chuyển hàng qua biên giới với Niger trong bối cảnh ECOWAS áp dụng lệnh phong tỏa kinh tế với nước này.
Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Niger 12,38 triệu USD, chủ yếu là các mặt hàng quần áo (11,68 triệu USD), gạo (615.000 USD) và nhập khẩu từ quốc gia Tây Phi này 25 triệu USD gồm đồng, hạt điều và bông. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Niger đạt 16,93 triệu USD (tăng 36% so với năm 2021) trong đó hàng dệt may chiếm tới 14,9 triệu USD, máy móc, thiết bị điện 1,85 triệu USD...
THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.