• Click để copy

Nỗi niềm của người dân Ấn Độ ở khu vực đất nhiễm mặn

Theo The Guardian, ở Udaykani, một ngôi làng ven biển thuộc bang Odisha phía Đông Ấn Độ, những hình vẽ trang trí trong đám cưới trên các bức tường đã mờ nhạt. Làng Udaykani, nơi từng là trung tâm tổ chức các lễ kỷ niệm vui vẻ, đã không chào đón cô dâu nào trong hơn một thập kỷ qua.

Với một bên là biển và một bên là cánh đồng, Udaykani cùng với làng Tandahar lân cận đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi một siêu bão đổ bộ bang Odisha 25 năm trước. Cùng với sự biến động môi trường ngày càng tăng của vịnh Bengal trong những năm qua, điều này đồng nghĩa với việc độ mặn của đất và nước tăng lên, khiến người dân mất đất nông nghiệp, sinh kế cũng như khó kết hôn.

Ông Vaidehi Kardi, 64 tuổi, người làng Tandahar cho biết: “Khi đất nhiễm mặn, cây trồng của chúng tôi héo khô. Dần dần, nước cũng trở nên mặn hơn khiến cuộc sống và việc kết hôn của con cái chúng tôi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, bởi mọi người đều cảm thấy ngôi làng không còn an toàn nữa”. Còn ông Budheswar Kardi, 74 tuổi, người làng Udaykani, cho biết: “Chúng tôi phải mất một thời gian dài mới hồi phục sau sự tàn phá của trận siêu bão năm 1999. Nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn và hầu hết đất nông nghiệp bị mất. Biển đã tiến vào trong nên chúng tôi phải di dời vào sâu hơn trong đất liền. Chúng tôi đã cố gắng hồi sinh vùng đất của mình nhưng không mấy thành công”.

Nỗi niềm của người dân Ấn Độ ở khu vực đất nhiễm mặn
Hình vẽ trang trí đám cưới phai màu trên tường một ngôi nhà ở làng Udaykani. Ảnh: The Guardian 

Bang Odisha đã ghi nhận tình trạng xói mòn 28% dọc theo bờ biển của bang này. Khi độ mặn của đất ngày càng tăng khiến nước không thể uống được, ngay cả bạn bè và người thân cũng không muốn đến thăm người dân làng Udaykani và làng Tandahar. Ông Kanchan Swain, 50 tuổi, ở làng Tandahar, cho biết: “Bất cứ ai đến thăm chúng tôi đều không bao giờ ở lại qua đêm vì không đủ nước uống được. Ngay cả việc tắm rửa cũng không được áp dụng đối với khách vì sợ bệnh ngoài da”. Dân làng hiện phải đổi ngũ cốc hoặc dầu để lấy nước uống từ những ngôi làng cách đó 16km.

Tình trạng nhiễm mặn đất nông nghiệp là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), hơn 833 triệu héc-ta đất trên toàn thế giới đã bị nhiễm mặn, tương đương 10% đất nông nghiệp.

ANH TÚ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.