Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực BCĐ 389 QG: Chính sách và hành lang pháp lý chưa được điều chỉnh kịp thời so với yêu cầu
Tại Tọa đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới" do Tạp chí Hải quan tổ chức mới đây tại TP Hồ Chí Minh, ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia cho rằng, chính sách và hành lang pháp lý hiện vẫn còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý thương mại điện tử (TMĐT),
Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TH
Thông tin tại Tọa đàm, ông Đỗ Hồng Trung cho biết, theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 66.049 vụ việc vi phạm. Trong đó, phát hiện, bắt giữ 2.219 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 61 nghìn vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; 2.773 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ;
Tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ… trên nền tảng TMĐT còn tiềm ẩn phức tạp. Do có nhiều nguyên nhân và những khó khăn, hạn chế sau: Tội phạm, vi phạm pháp luật về buôn lậu lợi dụng hoạt động TMĐ sử dụng công nghệ cao Chính sách và hành lang pháp lý hiện vẫn còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý TMĐT, các sàn tmđt nhân lực còn hạn chế, chưa kiểm soát hết được nội dung. Nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng còn hạn chế
Vừa qua. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực đã tổng hợp những nội dung khó khăn, vướng mắc 9 Bộ luật và luật; 01 Pháp lệnh; 01 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao; 33 Nghị định; 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; 20 Thông tư được đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và hướng dẫn thực hiện.
Ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 nâng cao sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng và cam kết của các sàn thương mại điện tử. Đề án đặt mục tiêu 100% sàn thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả, 100% tổ chức cá nhân kinh doanh trên các sàn được tuyên truyền, phổ biến quy định và 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo ông Đỗ Hồng Trung, thời gian vừa qua, bằng nhiều hình thức khác nhau, các lực lượng chức năng như: Công an, Quản lý thị trường… đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền đến mọi người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như: Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả; không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không kinh doanh, bày bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... ;Niêm yết và thông báo số điện thoại đường dây nóng của các ngành, lực lượng để người dân biết, chủ động kiến nghị, phản ánh…
Do đó, để triển khai thực hiện các yêu cầu mà Chính phủ đặt ra trong Đề án, ông Đỗ Hồng Trung cho rằng các Bộ, ngành và địa phương, lực lượng chức năng cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để vận động, tuyên truyền để mọi người dân chung tay trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung; và trong đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT.
Ông Đỗ Hồng Trung cũng đưa ra các khuyến nghị gì tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng như: Đối với người dân, doanh nghiệp: Chấp hành pháp luật, tuyên truyền vận động trong nội tại người dân, doanh nghiệp về các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử Phối hợp với các cơ quan chức năng để chia sẻ thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử,
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải Bảo vệ thương hiệu bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình, sử dụng công nghệ chống giả, truy xuất nguồn gốc hàng hoá trên bao bì giúp người tiêu dùng dễ dàng xác minh sản phẩm chính hãng. Đồng thời đưa ra các giải pháp về giá thành, chất lượng để cạnh tranh.
Dự báo thời gian tới việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong kinh doanh là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, Các đối tượng sẽ lợi dụng các nền tảng, ứng dụng thực hành vi buôn lậu, gian lận thương mại với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, phức tạp hơn. Do vậy cần thực hiện tốt các giải pháp tổng thể sau: Triển khai thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025, Tiếp tuc thực hiện Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT,
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ trong kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhà nước, Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tham gia chống vi phạm gian lận thươg mại trong hoạt động TMĐT.
Đặng Thu Hằng
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.