Phân loại rác thải - câu chuyện không chỉ là chính sách
Việc kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn hiệu quả không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường và hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Thực hiện nghiêm việc phân loại rác thải từ nguồn, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân là giải pháp quan trọng để biến rác thải thành tài nguyên.
Thực tế cho thấy, nhiều rác thải không phải là thứ bỏ đi mà là nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp hay làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp, sản xuất ra nguồn năng lượng hữu ích cho cuộc sống... Thế nhưng, tại Việt Nam, nguồn tài nguyên rác thải đang bị lãng phí. Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70.000 tấn rác thải sinh hoạt, tuy nhiên, chỉ 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng.
![]() |
Các thành viên của Chi hội thu mua ve chai ở phường Hồng Hà (Hạ Long, Quảng Ninh) phân loại rác. Ảnh: LA DUY |
Ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho rằng: "Với lượng lớn rác thải phát sinh mỗi ngày, nếu chúng ta xử lý tốt thì đó là tài nguyên. Ngược lại, rác thải không được xử lý thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, để xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả, biến rác thải thành tài nguyên, còn rất nhiều việc chúng ta phải làm. Điều đầu tiên là phân loại rác từ nguồn. Bởi, khi không phân loại được rác thải đầu nguồn thì về công nghệ, xử lý được rác thải hỗn hợp là rất khó. Cách tốt nhất để xử lý rác thải hiệu quả là huy động sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác. Tiếp đó là sự đầu tư các nguồn lực cho việc thu gom, xử lý rác thải. Hai việc này phải làm song song, đồng bộ".
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống nhìn nhận: "Ngành công nghiệp tái chế rác thải của nước ta rất tiềm năng, nhất là từ ngày 1-1-2025, theo Luật Bảo vệ môi trường, người dân buộc phải phân loại rác thải tại nguồn. Tuy nhiên, để quy định phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất, đòi hỏi có sự chuẩn bị thật kỹ về nhận thức cho người dân và trách nhiệm của các địa phương, cơ quan quản lý trong việc chuẩn bị hạ tầng thu gom và xử lý rác thải. Nếu có công nghệ, hạ tầng nhưng không có sản phẩm thì không thể tái chế được; ngược lại, có sản phẩm nhưng không có hạ tầng, công nghệ thì cũng không tái chế được".
Nhấn mạnh vấn đề nhức nhối hiện nay là xử lý rác thải sinh hoạt, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho rằng: "Ngoài thực thi nghiêm túc việc phân loại rác thải tại nguồn, giải pháp dài hạn trong xử lý hiệu quả chất thải là có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, chính sách phải bảo đảm dài hạn; có cơ chế khuyến khích cụ thể đối với từng địa phương. Thực tế cho thấy, hiện các chính sách ưu đãi dành cho những đơn vị tham gia thu gom, xử lý rác thải không ít, được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cùng nhiều văn bản dưới luật khác. Nhưng vấn đề không chỉ là câu chuyện chính sách mà là áp dụng vào thực tế như thế nào".
MINH ĐỨC
Tin mới
Đơn giản hóa thủ tục, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Sáng 21-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13-11-2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng.
Đề xuất UBND cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, sáng 21-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động Israel
Trưa 21-5, tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Bộ Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Israel hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khởi nghiệp; chiều ngược lại Việt Nam sẽ hỗ trợ, bổ sung cho Israel về nguồn nhân lực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
Sáng 21-5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Châu Gia Nghĩa, Chủ tịch châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) và tổ hợp các nhà thầu, đối tác hợp tác tại Việt Nam.
Quốc hội chính thức quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI là 15-3-2026
Sáng 21-5, với 449/449 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,93% tổng số đại biểu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Sáng 21-5, tiếp tục chương trình kỳ họp, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.