• Click để copy

Phòng chống phá rừng để xây dựng, khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Chiều tối ngày 31-5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp với các Hiệp hội ngành hàng về Quy định mới của EU về phòng, chống phá rừng, suy thoái rừng.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho hay: Cà phê là mặt hàng xuất khẩu sang EU với số lượng lớn và ổn định hiện chiếm khoảng 42% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hằng năm. Vì vậy, để ổn định và không biến động thị phần xuất khẩu cà phê sang EU, ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua và có hiệu lực từ ngày 16-5-2023.

Quy định này của EU sẽ cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản gồm: Cà phê, dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cao su và một số sản phẩm phái sinh được sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31-12-2020 từ các quốc gia vào EU. Hiện tiêu thụ, mua cà phê Việt Nam xuất khẩu hầu hết là những tập đoàn lớn: Nestle, JDE, Newman, Louis Dreyfus... Thời gian chính thức thực hiện quy định này của EU sẽ áp dụng cuối năm 2024.

Về quy định những nông sản hàng hóa, trong đó có mặt hàng cà phê từ việc chống phá rừng, suy thoái rừng của EU- Đây là thách thức và cũng là cơ hội của ngành hàng cà phê Việt Nam để khẳng định uy tín, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên hiện Việt Nam có khoảng 1,3 triệu nông hộ trồng cà phê, diện tích phần lớn chỉ từ 0,5 ha trở xuống tại 11 tỉnh trồng cà phê. Số diện tích này thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng nhưng thực tế việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ.

Toàn cảnh cuộc họp chiều tối ngày 31-5. 

Toàn cảnh cuộc họp chiều tối ngày 31-5. 

Theo ông Võ Hoàng An, Hiệp hội Cao su Việt Nam: Cây cao su trồng phải 7 năm mới cho thu hoạch mủ. Nên toàn bộ diện tích cao su đã và đang cho thu hoạch hiện nay thì đều trồng trước ngày quy định về chống mất rừng và suy thoái rừng của EU là từ 31-12-2020. Hiện tổng diện tích cao su của cả nước 930.000 ha.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng đối với sản xuất nông sản, trong đó có cà phê, đây chính là cơ hội để chúng ta cấu trúc lại các mặt nông sản, đặc biệt là cà phê để phát triển bền vững. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm nông sản là đòi hỏi tất yếu từ thị trường, trong đó có thị trường EU. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng yêu cầu Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) sớm trình Bộ trưởng Khung hành động để thực hiện quy định này của EU. Trong Khung hành động cần phải nhấn mạnh đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan chức năng và nông dân hiểu rõ quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng khi sản xuất nông sản, trong đó có cà phê. Đặc biệt, trong Khung hành động phải phân định rõ ràng trách nhiệm của Bộ NN-PTNT, chính quyền các cấp và người dân để thực hiện quy định của EU. Chúng ta phải tự thay đổi mình để tạo dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm cà phê nói riêng.

Tin, ảnh: NGUYỄN KIỂM

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.